Hiện nay, nhiều người biết đến mô hình sản xuất cây lâm nghiệp Hồng Nhụy ở xã Kỳ Phong – huyện Kỳ Anh, có hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa lớn về mặt xã hội. Nhưng mấy ai biết được rằng, cách đây gần 10 năm, chủ mô hình đã từng bỏ ra 20 chỉ vàng, lặn lội ra tận Hà Nội hợp đồng chuyển giao công nghệ xây dựng vườn ươm cây giống. Thành công của mô hình kinh tế bền vững này được khẳng định nhờ coi trọng khoa học, công nghệ.
Từ thuở khó khăn ….
Năm 1992, gia đình ông Nguyễn Đức Hồng chuyển đến địa điểm mới để lập trang trại tại xóm 4 xã Kỳ Phong. Nơi đây, hồi đó là vùng đất hoang hóa, vắng vẻ, nhiều người không dám qua lại, đất đai cằn cỗi. Cuộc sống gia đình khó khăn trăm bề, bữa no, bữa đói.
“Thực hiện chủ trương, chính sách Nhà nước về phủ xanh đất trống, đồi trọc, gia đình tôi mạnh dạn ra đây khai hoang trồng cây lâm nghiệp, lúc đầu cũng chỉ nghĩ đơn giản là trồng cây có hỗ trợ tiền của Nhà nước để có cái ăn, cái mặc. Nhưng sau đó, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng “rừng là lá phổi xanh của nhân loại”, trồng rừng có ý nghĩa lớn là bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống cho con người …. Do vậy, chúng tôi càng yêu nghề hơn và quyết tâm theo nó” – Ông Hồng tâm sự.
Sau đó, ông Hồng nhận khoán ươm cây giống bằng hạt cho lâm trường của huyện, với quy mô nhỏ, sản xuất giản đơn, chủ yếu là cây bạch đàn, cây keo bằng hạt. Cuộc sống gia đình dần dần thoát nghèo và ổn định.
Đến nhận thức coi trọng khoa học, công nghệ …..
Năm 2007, xuất phát từ nhu cầu sản xuất, phải có cây giống mới, năng suất cao, đủ sức cạnh tranh với thị trường, ông Hồng đã bán 20 chỉ vàng của gia đình tích cóp bao năm nay, ra Viện nghiên cứu cây lâm nghiệp ở Hà Nội để làm hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất cây giống mới bằng dâm hom. Viện cử các kỹ sư có kinh nghiệm vào tận nhà ông Hồng cùng ăn, cùng ở tại chỗ để hướng dẫn gia đình xây dựng vườn ươm sản xuất cây giống với công nghệ tiên tiến nhất.
Nhờ vậy, sau đó giống cây của gia đình ông được bà con nông dân khắp nơi biết đến, họ đặt mua với số lượng ngày càng nhiều. Vì thế, gia đình đã thuê thêm nhân công, mua thêm phương tiện, mở rộng sản xuất. Sản phẩm cây giống lâm nghiệp của ông đã được Sở Nông nghiệp và PTNT cấp chứng nhận đảm bảo chất lượng, khẳng định được thương hiệu trên thị trường.
Năm 1992, gia đình ông Nguyễn Đức Hồng chuyển đến địa điểm mới để lập trang trại tại xóm 4 xã Kỳ Phong. Nơi đây, hồi đó là vùng đất hoang hóa, vắng vẻ, nhiều người không dám qua lại, đất đai cằn cỗi. Cuộc sống gia đình khó khăn trăm bề, bữa no, bữa đói.
“Thực hiện chủ trương, chính sách Nhà nước về phủ xanh đất trống, đồi trọc, gia đình tôi mạnh dạn ra đây khai hoang trồng cây lâm nghiệp, lúc đầu cũng chỉ nghĩ đơn giản là trồng cây có hỗ trợ tiền của Nhà nước để có cái ăn, cái mặc. Nhưng sau đó, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng “rừng là lá phổi xanh của nhân loại”, trồng rừng có ý nghĩa lớn là bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống cho con người …. Do vậy, chúng tôi càng yêu nghề hơn và quyết tâm theo nó” – Ông Hồng tâm sự.
Sau đó, ông Hồng nhận khoán ươm cây giống bằng hạt cho lâm trường của huyện, với quy mô nhỏ, sản xuất giản đơn, chủ yếu là cây bạch đàn, cây keo bằng hạt. Cuộc sống gia đình dần dần thoát nghèo và ổn định.
Đến nhận thức coi trọng khoa học, công nghệ …..
Năm 2007, xuất phát từ nhu cầu sản xuất, phải có cây giống mới, năng suất cao, đủ sức cạnh tranh với thị trường, ông Hồng đã bán 20 chỉ vàng của gia đình tích cóp bao năm nay, ra Viện nghiên cứu cây lâm nghiệp ở Hà Nội để làm hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất cây giống mới bằng dâm hom. Viện cử các kỹ sư có kinh nghiệm vào tận nhà ông Hồng cùng ăn, cùng ở tại chỗ để hướng dẫn gia đình xây dựng vườn ươm sản xuất cây giống với công nghệ tiên tiến nhất.
Nhờ vậy, sau đó giống cây của gia đình ông được bà con nông dân khắp nơi biết đến, họ đặt mua với số lượng ngày càng nhiều. Vì thế, gia đình đã thuê thêm nhân công, mua thêm phương tiện, mở rộng sản xuất. Sản phẩm cây giống lâm nghiệp của ông đã được Sở Nông nghiệp và PTNT cấp chứng nhận đảm bảo chất lượng, khẳng định được thương hiệu trên thị trường.
Hiện nay, gia đình ông sở hữu 25 ha rừng, quy mô vườn ươm 5 ha, 150 vạn cây giống/năm, có ô tô đi lại và phục vụ sản suất, nhà cửa khang trang, giá trị sản phẩm hàng hóa trên 1,8 tỷ đồng/năm, lợi nhuận trên 350 triệu đồng/năm, sử dụng lao động thường xuyên 10 người, lao động thời vụ 30-40 người….
Có nhiều người nhận xét rằng: thành công của mô hình này xuất phát từ việc họ sớm mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Với chúng tôi, mong ước có nhiều nông dân như thế.
Có nhiều người nhận xét rằng: thành công của mô hình này xuất phát từ việc họ sớm mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Với chúng tôi, mong ước có nhiều nông dân như thế.
Kỳ Anh Online