Cần Giúp Đỡ

Đức Thọ: Lời khẩn cầu gia đình thương binh khó có ai khổ hơn

Không có nỗi thống khổ nào hơn khi cả gia đình 5 người bệnh nặng, bế tắc và bất lực trước sự bất công của số phận. Bệnh tật khiến họ mất sức lao động giờ chỉ biết cậy trông vào đồng lương ít ỏi của ông ngoại có chế độ thương binh.

5 con người chống chọi với bạo bệnh

Ở xã Đức Yên, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) người ta đang truyền tai nhau về gia đình “đệ nhất bệnh tật”. Nỗi đau cứ dồn nén và ập đến với gia đình 5 con người không có lấy một ai khỏe mạnh. Đồng lương ít ỏi của cụ già có chế độ thương binh lại là nguồn sống duy nhất, nuôi chừng ấy con người mang bạo bệnh.

Gia cảnh cùng khổ đó là của cụ ông Bùi Lịch (73 tuổi) và bà Nguyễn Thị Tiên (70 tuổi) trú tại thôn Đại Lợi. Tuổi già sức yếu, lại mắc chứng tai biến mạch máu não nhưng giờ ông lại là chỗ dựa duy nhất cho cả gia đình: Vợ gãy chân, con gái bị tim và ung thư tử cung, con rể suy tủy, cháu ngoại bệnh nặng…

thương binh, bệnh nặng, tai biến, tim bẩm sinh
Vợ ông Lịch bị gãy xương bánh chè không có tiền mổ. Ông ngồi cạnh xoa chân cho vợ bớt đau.
Ông mắc chứng tai biến hơn chục năm nay, mỗi lần lên cơn đau là ông Lịch lại ngất xỉu và nằm viện dài ngày. Thời kì chiến tranh, ông Lịch chiến đấu ở vùng đất lửa Quảng Trị, bị thương nặng. Sau hòa bình ông được cấp chế độ thương binh hạng 3/4.

“Thỉnh thoảng vẫn đau nhức vì trong phổi và nách của tôi hiện giờ còn 3 mảnh đạn. Nhưng vì họ nói không ảnh hưởng nhiều nên không cần lấy ra. Cũng may tôi có đồng lương thương binh, không thì cả nhà chắc chết”- Ông Lịch tâm sự.

Mặc dù đã 70 tuổi, nhưng bà Tiên (Vợ ông Lịch) phải trồng rau kiếm tiền. Hằng ngày bà trồng rau, mang ra chợ bán, kiếm từng đồng tiền lẻ. Cách đây ba tháng, bà Lịch từ đồng rau trở về nhà bị sẩy chân, ngã làm vỡ xương bánh chè.

“Tôi làm rau về thì bị ngã, họ nói vỡ xương bánh chè phải mổ nhưng không có tiền, đành mua thuốc nam đắp hi vọng xương sẽ gắn liền lại. Nhưng 3 tháng rồi, chân tôi vẫn cứng đờ, không di chuyển được phải dùng nạng gỗ. Tôi già rồi thì không sao nhưng thương nhất là đứa con gái và cháu mang trọng bệnh” – Bà Tiên gạt vội nước mắt kể lể.

Ước mong “đừng vội chết” của cụ già thương binh

Đồng lương ít ỏi của cụ già thương binh, lại mắc chứng tai biến là thứ cứu cánh duy nhất không chỉ cho vợ, mà còn cho gia đình đứa con gái mang trọng bệnh. Nói về ước muốn của ông hiện giờ thì cụ Lịch nghẹn ngào chỉ nói được vài câu: “Tôi mong đừng vội chết để còn có lương thương binh cho con cháu ăn uống chống bệnh tật”.

thương binh, bệnh nặng, tai biến, tim bẩm sinh
Anh Diệu (con rể ông Lịch) cũng bị suy tủy nhưng phải bồng vợ đi trạm xá khi cơn vợ đau tim.
Ước muốn “đừng vội chết” của cụ Lịch cũng bởi vì giờ vợ ông gãy xương bánh chè không đi lại được đang cần tiền ăn.

Từ ngày ông Lịch bị chứng tai biến trở nặng, thỉnh thoảng phải nằm viện nên gia đình cô con gái chuyển về ở để tiện bề chăm sóc cha mẹ. Thế nhưng, chăm sóc cha mẹ chưa xong thì chính gia đình của vợ chồng anh Đinh Diệu (42 tuổi, con rể) và chị Bùi Thị Thanh Lâm (41 tuổi) lại là gánh nặng cho ông lúc này.

thương binh, bệnh nặng, tai biến, tim bẩm sinh
Sức khỏe yếu, nhưng anh Diệu vẫn phải đi mò cua, bắt lươn nuôi vợ.
Chị Lâm bị bệnh tim bẩm sinh từ nhỏ, đã phải trải qua hai lần phẫu thuật và 1 lần nong tim, chi phí lên tới trăm triệu đồng nhưng không khỏi bệnh. Từ ngày lấy chồng về, sức khỏe chị yếu thêm, không thể làm việc giúp chồng. Đau đớn hơn, cách đây hai tháng chị đi khám phát hiện mình bị ung thư cổ tử cung.

Lúc chúng tôi đến nhà, cơn đau tim của chị lại lên, mắt chị Lâm trợn ngược, nôn thốc rồi nằm cứng đờ trên giường. Chồng chị hớt hải xoa dầu cho vợ. Tỉnh dậy, mắt chị Lâm nhòe dần đi. Những giọt nước tuôn cho số phận hẩm hiu của mình. Chị kể: “Chị bị băng huyết và đi khám, ai ngờ bị ung thư cổ tử cung. Phần vì không có tiền, phần vì yếu tim, nên bác sĩ nói chị mổ để cắt bỏ tử cung. Chị hoảng loạn nên giờ chưa dám đi viện”.

Anh Diệu ở rể trong nhà ông Lịch, nhưng sức khỏe yếu vì bị bệnh suy tủy, đi khám ở bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) về nhưng không có tiền chữa bệnh, nên anh Diệu bỏ về nhà. Đau vai, và xương chân nhưng đêm cũng như ngày, anh mò cua, bắt lươn về kiếm từng đồng bạc lẻ nuôi vợ con.

thương binh, bệnh nặng, tai biến, tim bẩm sinh
Ông Lịch “mong đừng vội chết” để còn tiền lương nuôi cả gia đình ngần ấy con người bệnh tật.
“Nợ ngân hàng đang nhiều, nên tôi không dám đi khám chữa nữa. Giờ cả vợ và con, cha mẹ lại mang bệnh như thế nên tôi làm không biết làm gì. Thương thằng Quang, nó cũng mắc bệnh tim nên nhiều lần nghỉ học” – Anh Diệu khổ sở chia sẻ.

Đứa con trai duy nhất của vợ chồng anh Diệu – Lâm cũng mắc bệnh tim, đã mổ tim, nhưng vì thiếu máu nên cháu Đinh Hữu Quang (16 tuổi) nhiều lần ngất xỉu ở trường, được cô giáo đưa đi cấp cứu.

Có lẽ chính vì lí do đó nên ông Lịch mong “đừng vội chết” để hàng tháng nhận được hơn 2 triệu tiền lương thương binh nuôi con. Thế nhưng, ước muốn giản đơn đó liệu có thành hiện thực khi cụ Lịch đã tuổi đã già, lại mắc chứng tai biến mạch máu não?

Thiện Lương – Phan Thúy

Mọi sự giúp đỡ gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Chị Bùi Thị Thanh Lâm (con gái ông Lịch), thôn Đại Lợi, xã Đức Yên, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. SĐT:0985219077

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP