Từ năm học 2024 - 2025, trường này sẽ cấp học bổng toàn phần đối với sinh viên là con, cháu (cả cháu nội và cháu ngoại) của thương binh, liệt sĩ các thời kỳ.
Ngay sau khi Báo Đại biểu Nhân dân có các bài viết liên quan đến thương binh Bùi Quang Chức nhiều năm đi đòi quyền lợi liên quan đến 2 thửa đất mua cách đây gần 30 năm, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã yêu cầu thị xã Hồng Lĩnh báo cáo vụ việc.
Mua 2 thửa đất từ cách đây gần 30 năm với số tiền 5 triệu đồng nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Bùi Quang Chức ở Hà Tĩnh - thương binh hạng 1/4 phải mòn mỏi cầu cứu.
Mặc dù, cây được trồng trên đất của mình. Các cơ quan chức năng cũng khẳng định phần đất đó là thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Văn Trung. Tuy nhiên, nhóm người tại địa phương hằng năm vẫn ngang nhiên vào chặt phá cây cối trước sự hoang mang, lo lắng và cả bất lực của gia đình.
Anh Trần Trọng Tuyên (63 tuổi, ở thôn Kỳ Xuyên, xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) là thương binh bị thương ở chiến trường Campuchia năm 1978. Hơn 40 năm nay, anh sống đơn độc ở quê nhà, trong căn nhà nhỏ tuềnh toàng, không vợ con.
Trung úy Giang mắc bệnh tâm thần trong thời gian quy tập mộ liệt sĩ ở Lào và đơn vị trả về cho gia đình với bản thông báo sẽ được hưởng chế độ bệnh binh nhưng đợi mãi không thấy.
Một thương binh mua đất có giấy tờ hợp pháp, được toà án các cấp tuyên buộc địa phương lập hồ sơ trình các cấp xét duyệt để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, sau 2 năm, với hàng tá văn bản chỉ đạo của nhiều cơ quan, hồ sơ duyệt cấp đất của ông vẫn còn bỏ ngỏ.
314 trường hợp thương binh giả ở tỉnh Nghệ An vừa được nhận diện, theo đó, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nghệ An đã đình chỉ trợ cấp tiếp tục và tiến hành thu hồi 33 tỷ đồng mà các đối tượng trên đã hưởng sai chế độ. Đây là kết quả thanh tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức thanh tra, rà soát 22.000 hồ sơ thương binh các loại trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Cơ quan công an đã khởi tố thêm một bị can là một đồng phạm trong vụ ông Hoàng Tiến Vin bị nhóm thanh niên đánh do va chạm giao thông vào ngày 28 Tết. Bị can được xác định là Bùi Bá Hùng là đồng phạm trong việc gây thương tích cho ông Vin.
Là một thương binh hạng 1/4, bị mù 2 mắt nhưng anh Phạm Xuân Ánh, xã Gia Hanh đã vượt lên hoàn cảnh, tập trung phát triển kinh tế gia đình và có nhiều việc làm nghĩa tình với đồng đội, anh cũng là một giáo dân gương mẫu, luôn sống phúc âm giữa lòng dân tộc.
“Quyết định 78-CP ban hành, Thông tư 13-TBXH đã hướng dẫn thực hiện cụ thể từng loại đối tượng. Nhưng cho đến nay, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh, cấp nào cũng đều biện minh cho sự “yếu kém” của mình khi giải quyết đơn thư khiếu nại của tôi. Phải chăng “vì cố tình né tránh trách nhiệm” hay “không hiểu pháp luật”…? Ông Dương Đình Tiến bức xúc.
Hơn 12 năm tham gia quân ngũ, ông Dương Đình Tiến (SN 1944, trú quán xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở các chiến trường cam go ác liệt như Tây Nguyên, Quảng Trị, đã hai lần bị thương chết đi, sống lại. Năm 1972, ông được công nhận là thương binh hạng 1 vĩnh viễn. Rồi ông được xuất ngũ về địa phương. Năm 1984, đi giám định lại, ông được hưởng thêm chế độ Bệnh binh. Tháng 10-1987, bỗng dưng ông bị ngành Thương binh và Xã hội tỉnh thu hồi cả sổ Bệnh binh, thẻ Thương binh, đồng thời cắt luôn 2 chế độ ông đang hưởng mà không ai cho biết lý do… 29 năm qua ông đội đơn đi gõ cửa khắp nơi, tiền mất “tật” mang mà kết quả vẫn là “bóng chim, tăm cá”.
Không có nỗi thống khổ nào hơn khi cả gia đình 5 người bệnh nặng, bế tắc và bất lực trước sự bất công của số phận. Bệnh tật khiến họ mất sức lao động giờ chỉ biết cậy trông vào đồng lương ít ỏi của ông ngoại có chế độ thương binh.
Trong một đợt tập kích của máy bay Mỹ cuối năm 1972, 23 thanh niên xung phong của Đại đội 555-N55-P18 đã hy sinh anh dũng tại đồi Con Công, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Một trong những người còn may mắn sống sót trong trận bom ấy là Đại đội phó Nguyễn Văn Dư. Tiếc thương những đồng đội đã ra đi khi còn quá trẻ, người cựu thanh niên xung phong ấy đã dành những năm tháng cuối đời xây dựng một ngôi miếu thờ để tưởng nhớ đồng đội.
Nhân kỷ niệm 68 năm ngày TBLS, chiều ngày 24/7 Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cùng đại diện một số Sở, ban ngành cấp tỉnh đã đến thăm và tặng quà cho các gia thương binh, liệt sỹ trên địa bàn huyện Vũ Quang. Cùng đi với đoàn ở huyện có các Đ/c Phạm Hữu Bình, Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện, Trịnh Văn Ngọc – Chủ tịch UBND huyện, các phòng, ban, ngành liên quan, lãnh đạo các xã.
Nhân kỷ niệm 68 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2015). Chiều ngày 23/7 Công an tỉnh đã tổ chức gặp mặt các cán bộ, chiến sĩ là thương binh, thân nhân liệt sĩ đang công tác tại các phòng, ban Công an tỉnh. Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, Ban giám đốc; lãnh đạo các phòng chức năng Công an tỉnh. Đại tá Lê Văn Sao – Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi gặp mặt.
Trở về từ chiến trường, mang trên mình hàng chục vết bom đạn, người thương binh 1/4 mất sức đến 95%, hằng ngày di chuyển nhờ đôi nạng gỗ và chiếc xe lăn, đã quyết tâm đứng dậy, vượt mọi khó khăn, thành lập một trang trại chăn nuôi kiểu mẫu trên vùng “sa mạc” cát.
Người cựu binh có nghị lực “phi thường” ấy là ông Hoàng Trọng Cường (SN 1959), trú tại thôn Hòa Bình, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong căn nhà ảm đạm, hai người đàn ông, một bị bệnh thần kinh do vết thương cũ tái phát, còn một người bị bệnh tâm thần nằm trên hai chiếc giường, tiếng chửi rủa lâu lâu lại vọng ra khiến hàng xóm xung quanh không khỏi cảm thấy xót xa. Đó là tình cảnh của gia đình anh Đặng Văn Minh, thương binh hạng 3/4 ở Tổ 6, thị trấn Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Là một người lính xuất ngũ trở về từ chiến trường, mang trên mình với thương tật và sức khoẻ giảm sút, nhưng với phương châm “Tàn mà không phế”, ông đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để vươn lên trở thành một điển hình làm kinh tế giỏi. Đó là thương binh Lê Viết Hừng sinh năm 1955, tại thôn Đông Hà, xã Kỳ Lâm, Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng ngày 15/12, Đại tá Phạm Văn Vinh – Phó chính ủy Bộ CHQS tỉnh dẫn đầu đoàn đã đi tặng quà cho các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Vũ Quang. Cùng đi có đại diện Ban chỉ huy quân sự huyện.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền về trường hợp “nỗi bất công của một nữ dân công hỏa tuyến” mà Dân trí đăng tải, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh vừa trực tiếp báo cáo Bộ trưởng toàn bộ nội dung vụ việc.
Chiều 25-7, tại trụ sở Bộ Chỉ huy, lãnh đạo BĐBP Hà Tĩnh đã trao tặng 31suất quà của Chủ tịch nước và Bộ Quốc phòng cho các thương binh và thân nhân liệt sĩ đang công tác trong lực lượng BĐBP Hà Tĩnh.
Tại buổi gặp mặt lãnh đạo Công an tỉnh đã ôn lại lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của quân và dân ta. Trong chiến tranh cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ An ninh Tổ quốc hôm nay cán bộ chiến sĩ công an nhân dân nói chung, Công an Hà Tĩnh nói riêng đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ cùng với quân và dân cả nước lập nên nhiều chiến công xuất sắc; trong cuộc chiến ấy đã có biết bao cán bộ chiến sĩ công an đã anh dũng hy sinh, để lại một phần xương máu tại các chiến trường, cùng với quân và dân ta giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Noi gương các thế hệ cha, anh đi trước, giờ đây các đồng chí là thương binh, thân nhân liệt sĩ đang công trong lực lượng Công an, dù ở cương vị công tác nào các đồng chí luôn nêu cao tình thần trách nhiệm, không ngừng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, mưu trí, dũng cảm trên trận tuyến bảo vệ ANTQ, góp phần giữ vững ANCT và TTATXH trên địa bàn, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
Một bác sĩ mang trong mình vết thương chiến tranh. Nhưng chị đã vượt qua mọi nỗi đau, sống cống hiến tận tâm vì nghề y, hết lòng phục vụ bệnh nhân đó chính là thương binh 2/4 Nguyễn Thị Dung – bác sĩ Trưởng khoa Truyền nhiễm (BVĐK tỉnh Hà Tĩnh). Nhiều năm nay không chỉ cán bộ, đồng nghiệp quý mến mà bệnh nhân cũng cảm động vì tấm lòng nhân ái của chị.
Nhìn gia cảnh gia đình thương binh Dương Thị Thảo, 62 tuổi ở thôn 1 xã Sơn Giang ,Hương Sơn , Hà Tĩnh nhiều người đã mủi lồng rơi nước mắt, trước cuộc sống vất vả , khổ cực của một thương binh có quá khứ vẻ vang đã góp phần cùng quân dân cả nước giải phóng dân tộc , thống nhất đất nước
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi đối với người có công, Bộ LĐ,TB&XH đã có Thông tư 25 hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng có hiệu lực thi hành đầu tháng 12 năm 2007, thế nhưng ở xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ vẫn còn nhiều thương binh bị tước đoạt chế độ…
Tháng 12.1989, ông được công nhận là thương binh loại A, mất sức 91%. Từ đó cho đến tháng 5.2013, ông Thơm và vợ được cơ quan chức năng chi trả tiền trợ cấp hàng tháng dành cho người có công. “Năm 2013, tổng số tiền trợ cấp mà vợ chồng tui nhận được là 5,4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên từ tháng 6 đến nay, cơ quan chức năng bỗng dưng cắt tiền chế độ thương binh và cắt luôn tiền trợ cấp chăm sóc thương binh của tui”, ông Thơm nghẹn ngào nói.