Tuy nhiên, bên cạnh sư nghiêm túc lo lắng của các thí sinh khi đứng trước ngưỡng cửa quyết định tương lai, thì đâu đó trong các phòng thi vẫn còn rất nhiều những câu chuyện “cười ra nước mắt”. Thay vì làm bài thì một số em lại thể hiện “năng khiếu”hay “cá tính” của mình theo một cách “riêng” nhất.
Ví dụ như ở một điểm thi ở Hà Tĩnh, nơi mà có cán bộ coi thi là giáo viên của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, giảng viên trường Đại học Hà Tĩnh, giảng viên và sinh viên trường Đại học sư phạm Huế. Có phòng thi, thí sinh không làm bài mà ngồi ngắm cán bộ coi thi (là sinh viên năm cuối trường Đại học sư phạm Huế), cuối giờ trên tờ làm bài thi là vài dòng nguệch ngoạc, còn tặng cán bộ coi thi là tờ giấy nháp vẽ truyền thần cô giám thị.
Cán bộ coi thi nữ luôn là mẫu để những thí sinh đặc biệt lấy cảm hứng (Nguồn Facebook)
Ở một điểm thi khác cũng ở Hà Tĩnh, giám thị cũng là nguồn cảm hứng của thí sinh đi thi nhưng không làm bài thi, thay vì diễn đạt kiến thức từ đề thi lên bài làm thì một thí sinh đã thể hiện “năng lực 12 năm học tập” của mình bằng việc thể hiện “cảm xúc” về cô giám thị thông qua…thơ.
Tài năng sáng tác thơ trữ tình của thí sinh này cũng hay đó chứ? (Nguồn: Facebook)
Với ngôn từ của bài thơ trên dẫn ta đến cảm tưởng rằng hình như Bộ giáo dục ra “lạc đề”:
“Cô giám thị cũng dễ thương chứ nhỉ
Miệng cô cười thấy duyên dáng biết bao
Cho em hỏi là cô quê chốn nào ?
Sao mà xinh mà dễ thương quá vậy…
Cô nhìn em nụ cười lúc nãy
Nụ cười đó duyên dáng và thật tươi
Có lẽ là lưu luyến lắm tôi ơi
Váy trắng tinh khôi, sáng ngày thi nhạt nắng
Và đôi khi căn phòng sao tĩnh lặng
Tâm hồn cô như tỏa nắng ban mai
Cô ơi cô! Làm xao xuyến lòng ai
Ôi dễ thương biết bao cô giám thị
Ngoài việc lấy giám thị làm hình mẫu phát lộ cảm xúc và ngẫu hứng trong phòng thi, thì những thí sinh theo trường phái “hiện thực” còn lấy những hình ảnh và mơ ước bình dị ở đời thường để thể hiện ở các phòng thi. Đó là những mơ ước giản đơn như được mở khóa một chiếc Smart Phone mà mình ao ước, hay những nỗi niềm về sinh hoạt và thi cử của các thí sinh ở cuộc sống thường nhật.
Giản dị nhưng chân thực (Nguồn Facebook)
“Đậu thì thịt, không đậu thì chăn”
Đây quả thật là những câu chuyện cười ra nước mắt, bởi có những sự lo lắng không hề nhẹ cho con đường tương lai của những học trò này. Thế nhưng điều này vẫn luôn luôn diễn ra ở những kỳ thi THPT như thế này những năm qua, và dự là nó sẽ còn tái diễn nếu như vẫn còn đó những kỳ thi như thế này. Tương lai của các em, ước gì sẽ vẫn giữ được sự lạc quan và tự tin như những ngôn từ trong “thơ” và “họa” mà các em sáng tác trong kỳ thi bảy phần kỹ thuật ba phần tài năng như thế này.
Hoàng Định