Lời thỉnh cầu của 99 đỉnh Non Hồng

Núi Hồng – sông La từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa – lịch sử của người Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. Với dãy Hồng Lĩnh, ngoài ý nghĩa về mặt tinh thần, nó còn được xem như bức tường thành trấn giữ biển Đông, bảo vệ cuộc sống yên bình cho người dân. Thế nhưng, việc khai thác đá một cách ồ ạt đã và đang tàn phá môi trường nơi đây.

Để sông Nghèn tỏa nước khắp dòng kênh…

Cống Đò Điệm hoàn thành, con sông Nghèn mặn chát từ bao đời đã bị chinh phục. Nước sông Nghèn đã được ngọt hóa nhưng hàng ngàn hộ dân vùng Lộc Hà vẫn chưa thoát khỏi cảnh ngửa cổ chờ trời để chắt từng giọt mưa phục vụ sản xuất và dân sinh chỉ với lý do hết sức đơn giản là chưa có hệ thống kênh trục để dẫn nước về. Yêu cầu đó một lần nữa giục giã những người làm công tác thủy lợi tỉnh nhà bắt tay vào trận địa mới với không ít khó khăn, phức tạp.

Kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam – Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2010): Huyền thoại Km số 0

Km số 0 là di tích lịch sử của con đường Trường Sơn huyền thoại với nhiều tranh cãi về điểm khởi nguồn. Ngay tại Ngã ba Hoà Lạc (Hà Tây), Đức Lạc (Hà Tĩnh) hay Khe Hó (Quảng Bình)… đều có lý để lựa chọn là địa điểm lịch sử đầy ý nghĩa này. Nhưng cuối cùng, chỉ có ngã ba Lạt, thuộc thị trấn Tân Kỳ (Nghệ An) được công nhận là điểm đầu của "Đường cơ giới chiến lược" (nay gọi là đường Hồ Chí Minh). Chúng tôi đã có dịp về thăm lại địa danh này trong những ngày lịch sử tháng 4/2010.

Nuôi dòng nước mát sông Nghèn

Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Can Lộc được giao nhiệm vụ quản lý hệ thống sông hồ phục vụ gần 19 ngàn héc-ta đất nông nghiệp và diện tích nuôi trồng thuỷ sản dọc đôi bờ sông Nghèn thuộc toàn bộ huyện Can Lộc, Lộc Hà và một phần huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Thật không có gì khiên cưỡng khi gọi họ là những người nuôi dòng nước mát cho những cánh đồng tít tắp phù sa đôi bờ sông Nghèn.

Ngàn năm sông Phủ – núi Nài

Không phải bỗng nhiên mà xã Đại Nài vẫn được giữ nguyên tên gọi khi chuyển từ xã thành phường, sự tồn tại đó bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của vùng đất này. Tên gọi ấy đã gắn bó với nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử trong chiều dài phát triển của mình như núi Nài, sông Phủ, chùa Cảm Sơn, trạm ra đa, trận đầu thắng Mỹ… Tất cả đều khiến người ta mỗi lần nhắc đến đều không thể quên tên gọi bình dị mà thân thương – Đại Nài.

Tùng Ảnh – Đất khoa bảng, làng danh thắng

Tùng Ảnh (Đức Thọ-Hà Tĩnh) là một trong 10 làng khoa bảng của cả nước. Tính đến nay, Tùng Ảnh có hàng trăm người đậu đại khoa, trên 1.000 người là giáo sư, tiến sĩ, tốt nghiệp đại học và trên đại học. Bình quân, mỗi năm xã có khoảng 100 em đỗ đại học, cao đẳng.

Hà Tĩnh: Một xã có 55 tiến sĩ

Theo kết quả điều tra, thống kê về số lượng người đạt đến học hàm tiến sĩ (TS) trên địa bàn huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh), cho thấy: xã Kim Lộc dẫn đầu toàn huyện với 55 người có học vị TS hiện đang công tác trên cả nước và ở nước ngoài.

Kỳ tích sông Nghèn!

Công trình Para Đò Điệm là một trong những công trình ngăn mặn giữ ngọt đầu tiên ở Việt Nam được áp dụng công nghệ thi công giữa lòng sông sâu. Trở lại Sông Nghèn hôm nay, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi biết rằng kể từ vụ hè thu năm 2008, nước ngọt sông Nghèn đã tưới mát cho gần chục nghìn ha lúa và đất nông nghiệp vốn nhiễm mặn, khô hạn ngàn đời nay của nhân dân các huyện Can Lộc, Lộc Hà và Thạch Hà.

Làng cọ quê tôi (Sơn Thuỷ – Hương Sơn)

Làng tôi ngày xưa theo sử sách các cụ để lại có tên làng Trị Yên bây giờ thuộc xã Sơn Thuỷ (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). Núi Nầm sừng sững như lũy thành ôm ấp lấy mảnh đất năm nắng mười mưa.

Bản Giàng ngóng Tết

Bản Giàng 1 thuộc xã Hương Lâm (Hương Khê, Hà Tĩnh) gồm có 38 hộ với 176 nhân khẩu. Cả bản chỉ có 4 mẫu đất sản xuất ngô, sắn. Không có lúa nước nên cuộc sống luôn thiếu thốn. Do ít học sinh nên cả điểm trường chỉ có 2 giáo viên, mỗi thầy phải dạy 5 lớp/buổi. Những ngày giáp Tết, giáo viên dài cổ chờ vào gói mỳ chính thưởng Tết, nhưng liệu có được?

Xuân sớm dưới chân núi Cà Đui

Vượt qua giá rét và mưa phùn, chúng tôi có chuyến ngược ngàn về xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đến với miền biên cương Tổ quốc vào một ngày cuối năm Kỷ Sửu. Nơi ấy là vùng đất sinh sống của tộc người Cọi, do chính các anh Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phát hiện, giúp đỡ họ vươn lên trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Kẻ Gỗ – bức tranh phong cảnh hữu tình

Địa danh Kẻ Gỗ được mọi người biết đến qua lời bài hát “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, một ca khúc mang đậm âm hưởng dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, nhẹ nhàng gợi lên những tình cảm sâu lắng thiết tha, mang nặng tình yêu quê hương.

Chợ Nhe tấp nập trâu, bò…

Chợ Nhe, (Can Lộc – Hà Tĩnh) là nơi hội tụ phường buôn bán trâu, bò tứ phương. Ai muốn mua bán trâu, bò thì đến chợ Nhe. Chợ mở cửa vào ngày lẻ hàng tháng, từ 5 giờ đến 9 giờ sáng. Muốn vào chợ Nhe để buôn bán trâu, bò phải có giấy phép buôn bán, phải nộp thuế 2 đến 4000 đồng/ngày…

Làng kiềng Phú Thượng

Từ bao đời nay, làng Phú Thượng, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên-Hà Tĩnh) nổi tiếng với nghề đan kiềng (rế). Kiềng của người dân làng Phú Thượng sản xuất không chỉ phục vụ cho nhân dân trong khu vực mà còn được cung cấp cho nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.

Các đội tự vệ công nông trong phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Ðảng, trực tiếp là của các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và các đảng bộ địa phương, các chi bộ ở các xí nghiệp, đồn điền, làng xã, các đội tự vệ công nông (Tự vệ đỏ) đã lần lượt ra đời, trở thành lực lượng nòng cốt hỗ trợ tích cực và bảo vệ quần chúng đấu tranh mạnh mẽ diễn ra trên khắp ba miền bắc-trung-nam trong những năm 30-31, đỉnh cao là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Thư viện sách gỗ hiếm có ở Hà Tĩnh

Tương truyền, đây chính là những cuốn “giáo trình” có tuổi đời hơn 200 năm mà danh nhân Nguyễn Huy Oánh cùng các học trò đã kỳ công biên soạn và khắc in để dạy dỗ cho con em trong và ngoài vùng Trường Lưu tại “Phúc Giang thư viện” – một thư viện từng được coi là lớn nhất nhì Đông Nam Á vào thế kỷ XVIII (Theo Đại Nam nhất thống chí).

Nhượng Bạn (Cẩm Nhượng)

Nhượng Bạn, tức là xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, một xã nằm ở cửa Sông Rác (Lạc Giang). Ngày nay, Cẩm Nhượng là làng đánh cá nổi tiếng, mỗi năm đánh bắt gần 2.000 tấn cá. Nhượng Bạn xưa thuộc Kỳ La (Hà Hoa), miền đất cuối của Ðại Việt. Làng có lịch sử hơn 600 năm. Cửa Nhượng, từ trước đã có một vị trí quân sự quan trọng trong những cuộc viễn chinh của thủy quân nhà Trần.

Chợ Gôi xưa và nay (Hương Sơn)

Nhắc đến chợ Gôi, không chỉ dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) mà khách thập phương đều biết một chợ quê trên bến dưới thuyền, với những sản phẩm truyền thống của người dân làng Thịnh Văn và cư dân tả ngạn sông Ngàn Phố. Những nét đẹp từ ngàn xưa của chợ quê này còn được lưu giữ đến hôm nay.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong

Ngày 21/11, lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc đau lòng khi một bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công dẫn đến tử vong.

TOP