Khu liên hợp gang thép Vạn Lợi Hà Tĩnh được ưu ái xây dựng trên khu đất rộng 25 hecta, tọa lạc trong khu vực BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh. Vị trí gần biển, giao thông đường bộ cũng như đường biển được xây dựng và nâng cấp gần như tối ưu. Tuy nhiên, toàn bộ dự án vừa hình thành đã "chết yểu" một cách đầy khó hiểu?
Tháng 5/2018, sau đúng 10 năm được chấp thuận đầu tư, dự án Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi có tổng mức đầu tư lên tới hơn 1.700 tỷ đồng, do Cty CP Gang thép Hà Tĩnh làm chủ đầu tư (trong đó 2 cổ đông lớn nhất Công ty Vạn Lợi 64%, Công ty Hợp Thành 34%).
Nhà máy Gang thép Vạn Lợi Hà Tĩnh tròn 10 năm hình thành và "chết yểu". |
Viễn cảnh ngày ấy, khi dự án mới khởi công vào năm 2008, là vào năm 2010 sẽ cho ra thương phẩm đầu tiên, cũng như kết thúc giai đoạn 1 của công cuộc đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên, cũng từ năm 2010 đến nay, dự án Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi đã bị ngưng trệ và dừng hẳn. Toàn bộ hệ thống lò luyện, máy móc thiết bị, nhà máy… đã bỏ hoang, cây cối cỏ dại thi nhau mọc um tùm.
Cổng vào của Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi (Vũng Áng, Hà Tĩnh). |
Dự án này có vị trí nằm sát biển nên hệ thống máy móc càng xuống cấp nhanh chóng, gần như đã bị gỉ sét và hư hại hoàn toàn.
Được biết, vào năm 2015, BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã ra thông báo chấm dứt hoạt động của dự án này sau 5 năm ngưng trệ, yêu cầu các ngân hàng bảo vệ tài sản. Sau đó, BQL sẽ ra quyết định thu hồi đất đai cùng giấy phép đầu tư.
Điều đáng nói, hầu hết vốn đầu tư của dự án đều là vay các ngân hàng với gần 1.000 tỷ đồng, nay dự án đắp chiếu kéo dài hàng chục năm. Toàn bộ trang thiết bị cũng như máy móc hư hỏng nặng. Câu hỏi đặt ra là liệu Hà Tĩnh sẽ phải có phương án xử lý như thế nào?
Tính riêng ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh (VDB Hà Tĩnh), đã đầu tư cho vay vào dự án này hơn 600 tỷ đồng. Hiện cũng đang loay hoay tìm giải pháp khắc phục.
Khi dự án này bị khai tử, nhiều ngân hàng nhà nước phải ôm một món nợ là hơn 750 tỷ. Câu hỏi khiến dư luận quan tâm là các ngân hàng sẽ thu hồi lại được bao nhiêu vốn cho nhà nước? Và trách nhiệm để xảy ra kết cục như thế này thì trách nhiệm thuộc về ai?
Dưới đây là chùm ảnh phóng viên Pháp luật Plus ghi lại vào đầu tháng 5/2018:
Dự án nghìn tỷ giờ hoang phế tiêu điều. |
Những máy móc, thiết bị khi đưa vào lắp đặt đều mới hoàn toàn, nay chỉ còn là đống sắt vụn. |
Đường giao thông trước khuôn viên dự án được nhà nước ưu tiên làm mới hoàn toàn, tuy nhiên không hiểu sao dự án vẫn "chết yểu". |
Những tòa nhà vừa xây dựng đã bỏ hoang. |
Thiết bị vứt chỏng chơ hàng chục năm trời phơi sương phơi nắng như thế này. |
Cây cối, cỏ dại mọc ùm tùm trong khuôn viên nhà máy. |
Cổng vào được hoàn thành bằng cách thanh gỗ tạm bợ hàng chục năm trời. |
Phòng bảo vệ của nhà máy. |
Những ngôi nhà kiên cố được xây dựng rồi... bỏ hoang. |
Hàng nghìn tỷ đồng được đầu tư giờ chỉ còn lại như thế này. |
|
Cuối năm 2015, Ban Quản lý KKT Hà Tĩnh đã chính thức ra quyết định chấm dứt , thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với Dự án nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi. |
|
Liệu tỉnh Hà Tĩnh sẽ có phương án xử lý như thế nào sau 10 năm thực hiện dự án? |
Tác giả: Trần Hoàng
Nguồn tin: Báo Pháp luật Plus