10h45
Lễ truy điệu bắt đầu.
10h30
Đoàn đại biểu cấp cao Lào do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane dẫn đầu vào viếng Đại tướng Lê Đức Anh.
Đoàn đại biểu cấp cao Lào. Ảnh: Giang Huy |
9h57
Ở sân Nhà tang lễ Quốc gia, đội nghi lễ bắt đầu chuẩn bị đoàn xe tang và cỗ linh xa để đưa cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh ra sân bay.
Sau lễ truy điệu, linh cữu cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh sẽ từ Nhà tang lễ quốc gia đi qua nhà công vụ ông từng ở (số 5A Hoàng Diệu), Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ chủ tịch rồi ra sân bay Nội Bài vào TP HCM. Tại TP HCM, linh cữu sẽ qua quân khu 7, nơi ông từng là Tư lệnh kiêm Chính uỷ quân khu, đi qua nhà riêng 240 Pasteur trước khi đến nghĩa trang TP HCM.
Đội nghi lễ chuẩn bị đoàn xe tang. Ảnh: Giang Huy |
Các chiến sĩ trong đội tiêu binh. Ảnh: Giang Huy |
Đội tiêu binh chuẩn bị làm lễ truy điệu. Ảnh: Giang Huy |
9h30
Các đoàn lãnh sự nước ngoài, tại TP HCM, đến viếng Đại tướng Lê Đức Anh
|
Tổng Lãnh sự Mỹ Mary Tarnowka. |
|
|
|
9h15
Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch nước ghi sổ tang
Trong sổ tang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vô cùng thương tiếc Đại tướng Lê Đức Anh, "nhà lãnh đạo xuất sắc với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, cũng như trong công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam".
"Xin kính cấn nghiêng mình trước anh linh đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh, anh Sáu Nam kính mến! Xin gửi đến toàn thể gia quyết lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát vô cùng to lớn này!", Thủ tướng chia sẻ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ tang. |
Ghi sổ tang của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có đoạn, "Đại tướng là một nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài ba, mẫu mực, giàu lòng nhân ái và cuộc sống giản đơn"
Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh viết, "chúng cháu luôn ghi sâu công ơn và tưởng nhớ về vị Đại tướng tài ba, vị Chủ tịch nước giàu lòng nhân ái và xin nguyện tiếp tục công tác tốt, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, phát triển bền vững trên con đường đổi mới và hội nhập".
Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dẫn đầu đoàn Chủ tịch nước vào viếng. Ảnh: Gia Chính |
9h11
Đoàn đại biểu cấp cao vương quốc Campuchia do Thủ tướng Hun Sen dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Ông Hun Sen vào chiều qua 2/5 đã có cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tại đây, lãnh đạo Chính phủ Campuchia bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn và lời chia buồn sâu sắc trước tin nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh từ trần. Ông Hun Sen nhấn mạnh Đại tướng Lê Đức Anh là người bạn thân thiết, người đã đóng góp cho sự nghiệp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ vào năm 1979.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại lễ viếng. Ảnh: Gia Chính |
Thủ tướng Campuchia Hun Sen ghi sổ tang. Ảnh: Giang Huy |
9h00
Dinh Thống Nhất, TP HCM
Trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ, từng đoàn tiếp tục trang nghiêm vào viếng nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh.
|
|
|
|
Đại tá Đinh Công Ty - nguyên Chính ủy Trung đoàn ôtô vận tải 11, sư đoàn 571 (là sư đoàn ôtô đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam) viết trong sổ tang: "Đại tướng Lê Đức Anh là một lãnh đạo sâu xát với đơn vị, một người tướng được các cấp dưới mến phục, nhất là bộ đội ở Trường Sơn". |
Tham gia lễ viếng có ông Nguyễn Thanh Nghị (Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng). |
|
Đội tiêu binh nghỉ ngơi bên hành lang Hội trường Thống Nhất. |
9h00
Đại úy Phạm Xuân Hương (77 tuổi, Hà Nội), cựu binh lái tàu không số có mặt từ sớm để đợi vào viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Người cựu binh vẫn rất nhớ, cuối năm 1964, ông vinh dự được làm thợ máy trên chuyến tàu chở thủ trưởng Lê Đức Anh từ miền Bắc vào Nam. "Chúng tôi nhận được lệnh đến bến K15, Hải Phòng đón đoàn lãnh đạo cấp cao vào Cà Mau. Sau này tôi mới biết rằng trên chuyến tàu đó có tướng Lê Đức Anh. Chuyến đi gian khó nhưng rất tự hào", ông Hương kể.
Ông Phạm Xuân Hương (thứ 5 từ trái sang) và các cựu binh lái tàu không số đến viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Viết Tuân |
8h54
Tại quê nhà Đại tướng Lê Đức Anh ở thôn Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, bà Lê Thị Xoan - em gái nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cùng gia đình, người thân và chính quyền địa phương tổ chức tang lễ.
Bà Xoan chia sẻ, cả cuộc đời anh trai mình gắn bó với các chiến trường và bận rộn công việc ở Hà Nội, song ông rất thích những món ăn ở quê nhà. Lúc nào bà đi Hà Nội cũng làm thịt heo ngâm nước mắm đưa ra cho anh trai. "Mỗi lần về quê, anh tôi không chỉ vui vầy trong gia đình, họ tộc mà còn dành thời gian thăm bà con hàng xóm. Mọi người rất quý anh và hôm nay nhiều người đã đến thắp nén hương tưởng nhớ anh", bà Xoan nói.
Bà Lê Thị Xoan (ngồi) cùng gia đình tổ chức tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh ở quê nhà. Ảnh: Võ Thạnh. |
8h30
Tại TP HCM
Các ban ngành đoàn thể vào viếng nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh.
|
|
|
|
|
|
"Tôi là đồng hương với cụ Lê Đức Anh, quê Thừa Thiên - Huế. Tôi có rất nhiều kỷ niệm đẹp với cụ, đặc biệt là sau Hiệp định Paris năm 1973, cụ trực tiếp xuống TP Cần Thơ động viên anh em Trung đoàn chiến đấu dù tình thế đang rất cam go. Với tôi, cụ là vị tướng có quyết tâm táo bạo và tài chỉ huy sáng suốt", Đại tá Nguyễn Văn Hanh - Nguyên Chính uỷ Trung đoàn 10, Quân khu 9, chia sẻ. |
Từ huyện Củ Chi lên Dinh Thống Nhất từ sáng sớm để kịp viếng Đại tướng Lê Đức Anh, ông Cao Long Hỷ (87 tuổi, nguyên Cục trưởng Cục bảo vệ An ninh quân đội) mang tờ giấy ghi lại phát biểu của Đại tướng Lê Đức Anh từ năm 2003 để chép vào sổ tang. "Chúng tôi xin phép được gọi đồng chí là Sáu Nam như ngày xưa chúng tôi vẫn gọi. Với tôi, đồng chí như người thầy, người cha nghiêm khắc nhưng đầy tình thương", ông nói. |
8h10
Đoàn Chính phủ Campuchia do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Samdech Tea Banh dẫn đầu vào viếng.
Đoàn Chính phủ Campuchia. Ảnh: Gia Chính |
7h50
Đoàn Chính phủ Nhật Bản do Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi lwaya dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi lwaya dẫn đầu đoàn Chính phủ Nhật Bản tại lễ viếng. Ảnh: Gia Chính |
7h45
Tại quê nhà Đại tướng Lê Đức Anh ở Thừa Thiên Huế, tỉnh lập bàn thờ tại trụ sở UBND để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đến viếng; treo cờ rủ trên Kỳ Đài Kinh thành Huế.
Từ sáng sớm, cảnh sát và kiểm soát quân sự có mặt tại các điểm giao với đường Lê Lợi để điều tiết giao thông.
Đoàn đại biểu Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thừa Thiên Huế vào viếng đầu tiên.
Đoàn lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Võ Thạnh |
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế viết sổ tang. Ảnh: Ngọc Thạnh |
7h40
Đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã vào kính viếng và chia buồn với gia quyến Đại tướng Lê Đức Anh. Tất cả thành viên trong đoàn đứng nghiêm, giơ tay chào trước linh cữu cố Chủ tịch nước trong tiếng nhạc Hồn tử sỹ.
Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu đoàn Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ Công an vào viếng.
Đoàn Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng tại lễ viếng. Ảnh: Gia Chính |
Bộ trưởng Công an Tô Lâm dẫn đầu đoàn Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ Công an vào viếng. Ảnh: Giang Huy |
7h35
Tại Hội trường Thống Nhất TP HCM
Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành mời đoàn Thành uỷ, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc và các thành viên ban Tổ chức lễ tang do Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân vào viếng nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh.
Trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ, đoàn đại biểu dành một phút tưởng niệm nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
|
|
|
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân viết vào sổ tang. |
7h07
Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng đoàn vào viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Trong đoàn có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh; các vị nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết, Trần Đức Lương; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ viếng. Ảnh: Gia Chính |
Sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thắp hương trước linh cữu, Đoàn dành một phút mặc niệm trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ và bước chậm rãi vòng quanh linh cữu tiễn biệt Đai tướng Lê Đức Anh. Nhiều người tay chắp trước ngực, đầu cúi thấp khi bước đến bên linh cữu cố Chủ tịch nước. Bộ trưởng Công an Tô Lâm giơ tay chào nghiêm trang, hướng lên phía di ảnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dừng lại nắm tay chia sẻ nỗi đau mất mát với nhiều người trong gia quyến Đại tướng Lê Đức Anh trước khi ngồi vào bàn ghi sổ tang.
Tiếp sau đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng là đoàn Quốc hội, đoàn Chính phủ... Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong trang phục áo dài đen, dẫn đầu đoàn Quốc hội vào viếng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại lễ viếng. Ảnh: Giang Huy |
7h00
Tại Dinh Thống Nhất TP HCM
Lãnh đạo Thành ủy, UBND, HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM do Bí thư Thành ủy TP HCM theo dõi lễ viếng linh cữu nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh qua màn hình.
Về phía Trung ương, có Chánh văn phòng Trung ương Đảng Võ Văn Nên, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến... cùng tham gia đoàn viếng.
Ảnh: Thành Nguyễn |
|
Trước đó, từ 6h, an ninh trên các tuyến đường xung quanh khu vực Dinh Thống Nhất (quận 1) được thắt chặt.
6h50
Lúc 6h45, đội danh dự vào vị trí chuẩn bị lễ tang Đại tướng Lê Đức Anh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng nhiều vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có mặt để thực hiện lễ viếng.
Đúng 7h, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình có bài phát biểu mở đầu tang lễ, nhấn mạnh đến những đóng góp của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh qua nhiều trọng trách khác nhau. Theo ông, để đảm bảo thời gian an táng tại TP HCM và nguyện vọng của gia đình, lễ truy điệu được tổ chức lúc 10h45 phút ngày 3/5 thay vì 11h như đã thông báo trước đây. Lễ an táng vào hồi 17h cùng ngày tại nghĩa trang TP HCM.
Linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh đặt ở trung tâm đại sảnh Nhà tang lễ. Trước linh cữu là bàn thờ và Quốc kỳ viền dải băng đen, tiếp đó là di ảnh của Đại tướng trong bộ quân phục.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước chuẩn bị vào viếng. Ảnh: Giang Huy |
6h35
Lễ tang diễn ra trong một ngày
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh qua đời lúc 20h10 ngày 22/4 tại nhà số 5A, Hoàng Diệu, Hà Nội. Tang lễ ông diễn ra với nghi thức Quốc tang. Danh sách Ban lễ tang gồm 39 người, do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban.
Lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu từ 7h đến 11h, lễ truy điệu từ 11h ngày 3/5, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; lễ an táng từ 17h cùng ngày tại nghĩa trang TP HCM. Cũng thời gian trên, tại hội trường Thống Nhất TP HCM và hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh.
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: CTV |
Sau lễ truy điệu, linh cữu cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh sẽ từ Nhà tang lễ quốc gia đi qua nhà công vụ ông từng ở (số 5A Hoàng Diệu), Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ chủ tịch rồi ra sân bay Nội Bài vào TP HCM. Tại TP HCM, linh cữu sẽ qua quân khu 7, nơi ông từng là Tư lệnh kiêm Chính uỷ quân khu, đi qua nhà riêng 240 Pasteur trước khi đến nghĩa trang TP HCM.
Ông Lê Mạnh Hà - con trai Đại tướng Lê Đức Anh cho biết, nguyện vọng của gia đình là được tổ chức Quốc tang giản dị, thời gian tổ chức tang lễ giảm một ngày. Như vậy Quốc tang kéo dài hai ngày song lễ tang chỉ diễn ra trong một ngày. Gia đình cũng mong muốn các hoạt động khác trong xã hội diễn ra bình thường, không bị đình trệ.
6h30
Treo cờ rủ trên quảng trường Ba Đình
Lúc 6h sáng nay thứ sáu ngày 3/5, cờ rủ kéo lên tại quảng trường Ba Đình ở Hà Nội bắt đầu hai ngày quốc tang tưởng nhớ cố Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh. Nghi lễ do tiêu binh Đoàn 275, Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện. Quốc kỳ được buộc lại bằng băng vải đen để cờ không bay và treo ở độ cao 2/3 chiều cao của cột cờ.
Nghi lễ treo cờ rủ trên Quảng trường Ba Đình sáng 3/5. Ảnh: Gia Chính |
Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm, rét hại dịp Tết Dương lịch 2025 Bổ nhiệm Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước từ trần Ba cựu phó giám đốc sở hầu tòa vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2 Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành dự án tái thiết 3 khu dân cư Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng Tròn 80 năm quân đội ra đời: Bản hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí MinhBÀI MỚI ĐĂNG