Giờ quy định mở phiên Tòa là 7 giờ 30, nhưng 8giờ 30 chưa thấy Hội đồng xét xử |
Quyền của "bản nha" to hơn luật?
Trước ngày 1/1/2017, nhà báo tác nghiệp tại các phiên tòa xét xử công khai, ngoài việc có Thẻ nhà báo còn phải có GGT công tác do TBT báo cấp theo quy định của TT 01/2014/TT-CA của Chánh án TAND Tối cao. Luật Báo chí năm 2016 sữa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, quy định rõ tại Khoản c, và Khoản d, Điều 25, về Quyền và nghĩa vụ của nhà báo được quy định như sau:
Khoản c: Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình Thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư và bí mật khác thoe quy định của pháp luật
Khoản d: Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên Tòa xét xử công khai, được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp, được liên hệ trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật
Luật không quy định nhà báo đến tác nghiệp tại phiên Tòa công khai ngoài Thẻ nhà báo phải có thêm GGT công tác
Sau khi Luật Báo chí năm 2016 ra đời, có hiệu lực, TAND Tối cao có Thông tư số 02/2017, thay thế Thông tư số 01, không đề cập đến việc báo chí tác nghiệp phải có GGT, vì vậy Tòa án nhiều tỉnh, thành không áp dụng Thông tư số 01/2014/ TT-CA, nhưng ở Hà Tĩnh, TAND tỉnh vẫn áp dụng Thông tư này
Cụ thể: Ngày 2/2/ 2018, phóng viên Báo Người cao tuổi, Báo điện tử Ngày mới đến đăng kí tham dự phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “ cố ý gây thương tích” do bị hại kháng cáo, vì cho rằng cấp sơ thẩm xét xử không khách quan, hồ sơ vụ án có nhiều tình tiết khuất tất, có ý bao che cho bị cáo
Khi phóng viên nộp Thẻ nhà báo, đăng kí với thư kí phiên tòa, thư kí đòi thêm GGT, chúng tôi giải thích với thư kí là : Luật báo chí năm 2016, không quy định tác nghiệp tại phiên Tòa ngoài Thẻ nhà báo phải có GGT, và Quy chế tổ chức phiên tòa tại Thông tư số 02 của TANDTối cao không đề cập vấn đề trên, thế nhưng Thẩm phán Nguyễn Thị Thương Huyền, chủ tọa phiên tòa vẫn không cho tác nghiệp
Chủ tọa phiên Tòa áp dụng Quy chế “ngược”
Mặc dù Thông tư số 01/2014 không còn hiệu lực, nhưng Thẩm phán Nguyễn Thị Thương Huyền vẫn áp dụng, trong khi đó, khoản 1, Điều 2, Thông tư số 02/2017/ TT- TANDTC quy định: Phiên Tòa phải được tiến hành đúng thời gian....... thì bà Thẩm phán lại không thực hiện
Cụ thể: Quyết định số 22/2018/HSPT-QĐ ngày 18/1/2018, đưa vụ án ra xét xử do Thẩm phán Nguyễn Thị Thương Huyền kí, thời gian mở phiên Tòa là 7 giờ 30 phút ngày 2/2/2018, nhưng đến 9 giờ ngày 2/2/2018, mới mở phiên Tòa, làm cho những người tham gia tố tụng mất thời gian chờ đợi
TAND Hà Tĩnh có "luật" riêng?
Theo chúng tôi được biết: Thông tư số 02/2017 ban hành quy chế tổ chức phiên Tòa do Chánh án TANDTối cao kí, ban hành cho TAND các cấp trên cả nước thực hiện, nhưng những gì Thẩm phán, chủ tọa phiên Tòa Nguyễn Thị Thương Huyền ở TAND tỉnh Hà Tĩnh đã áp dụng, như chúng tôi đã nêu trên, cho thấy Thông tư số 02/2017 của Chánh án TANDTối cao đối với bà Thẩm phán này không có giá trị. Phải chăng TAND tỉnh Hà Tĩnh có quy chế riêng, hay bà Nguyễn Thị Thương Huyền bất chấp quy định của TAND Tối cao, tự cho mình thực hiện một quy chế riêng, hoặc quy chế riêng? Nếu TAND tỉnh Hà Tĩnh có quy chế riêng, đề nghị ông Chánh án TAND tỉnh niêm yết công khai để báo chí và Nhân dân biết, để mọi người nghiêm túc thi hành!
Báo điện tử Ngày mới sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên
Tác giả: Nhóm PV Pháp luật
Nguồn tin: ngaymoionline.com.vn