Ngày 10.11, thông tin từ phụ huynh Trường THCS Thạch Linh (TP Hà Tĩnh), trường đã dừng hẳn chương trình Trường học mới VNEN đối với HS 4 lớp 7A, 7B, 7C, 7D, trở về học chương trình truyền thống. Đây là trường THCC thứ 5 tại Hà Tĩnh bỏ chương trình VNEN vì phụ huynh yêu cầu.
Ông Đặng Quốc Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký quyết định thành lập Hội đồng đánh giá kết quả áp dụng mô hình trường học mới (VNEN) trên địa bàn.
Đã hơn bảy tháng nay, kể từ tháng 3.2016, Trường Tiểu học Bắc Hồng (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) không có chức danh hiệu trưởng. Mọi hoạt động dạy và học đều do cô giáo Nguyễn Thị Anh Đào, phó hiệu trưởng điều hành. Việc “chậm trễ” trong công tác bổ nhiệm này đã gây ra nhiều khó khăn điều tiếng.
Báo Tầm nhìn đã gặp, tiến hành phỏng vấn Giám đốc Sở GD – ĐT Hà Tĩnh – Tiến sỹ Trần Trung Dũng. Đọc những gì ông trả lời các câu hỏi, thấy toát lên lối tư duy “đánh bùn sang ao” và “đá bóng trách nhiệm” của ông trước những sai lầm và hậu quả của việc triển khai vội vã chương trình VNEN tại Hà Tĩnh. Kinh ngạc hơn cả là ông tỏ ra không hiểu gì về VNEN.
Sau hàng trăm bài viết, hàng vạn ý kiến về VNEN trên thông tin đại chúng, và đặc biệt, sau hàng chục bài phản biện rất thuyết phục của nhà giáo Lê Văn Vỵ cùng rất nhiều ý kiến phản hồi ủng hộ tác giả, việc triển khai đại trà VNEN ở Hà Tĩnh đã bị/được UBND tỉnh cho dừng lạị. Ngày 10/10/2016, Báo điện tử Tầm Nhìn (tamnhin.net)đã công bố một bài khá dài, phỏng vấn ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh xung quanh vấn đề VNEN và việc triển khai VNEN ở Hà Tĩnh.
Việc triển khai mô hình trường học mới VNEN ở Hà Tĩnh đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, đặc biệt là đối với giáo viên, phụ huynh và học sinh. Tiến sỹ Trần Trung Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã dành phần lớn buổi sáng ngày 7.10 để trao đổi về vấn đề này với Phóng viên Báo điện tử Tầm Nhìn. Chúng tôi xin lược ghi các vấn đề chính trong cuộc nói chuyện này.
Nhận được đơn kiến nghị của phụ huynh, trường THCS Nam Hồng (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã tham mưu lên cấp trên và được đồng ý cho dừng mô hình trường học mới VNEN với khối lớp 7, từ ngày 3/10.
Dù đã sang tuần thứ 3 năm học mới, nhưng tại một số cơ sở giáo dục địa bàn Hà Tĩnh, phụ huynh vẫn tiếp tục kiến nghị bỏ VNEN để học chương trình truyền thống.
Trước áp lực khẩn khoản của đông đảo phụ huynh, do con càng học càng dốt, Trường THCS Chu Văn An (Hương Khê, Hà Tĩnh) buộc phải dừng chương trình VNEN, trở về chương trình truyền thống.
Ngày 17/8, tập thể phụ huynh lớp 7 (bao gồm 3 lớp: 7A1, 7A2, 7A3) trường THCS Chu Văn An, Hương Khê, Hà Tĩnh đã làm đơn kiến nghị gửi đến Phòng GD&ĐT huyện Hương Khê, UBND huyện Hương Khê, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh “xem xét để cho dừng hẳn việc dạy theo mô hình trường học mới (THM) VNEN.
Xuất phát từ sự lo lắng cho tương lai lâu dài của con, cô giáo ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đề xuất với GV chủ nhiệm xin cho con học lại lớp 2, dù biết việc này có thể khiến con mình sốc tâm lý.
Quyết định nói trên của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh được đưa ra ngày 18.7, sau khi đi thực tế tại các cơ sở giáo dục, lắng nghe ý kiến của lãnh đạo các địa phương, cán bộ, GV, tham vấn các GV, chuyên gia có kinh nghiệm. Chủ tịch Khánh kết luận: Tạm dừng triển khai đại trà VNEN trên phạm vi toàn tỉnh, chỉ tiếp tục triển khai VNEN ở những lớp, trường đã thực hiện mô hình thí điểm trong năm học 2015 – 2016. Ông Khánh yêu cầu Sở GDĐT tham mưu chỉ đạo thành lập hội đồng đánh giá về VNEN, đồng thời phối kết hợp với HĐND tỉnh và khối mặt trận có chương trình giám sát riêng cho nội dung này.
Sáng 18.7, tại buổi làm việc của UBND tỉnh với Sở GDĐT chuẩn bị triển khai năm học mới, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh đã quyết định tạm dừng triển khai đại trà mô hình trường học mới (VNEN).
Thầy Văn Như Cương khi bình luận về Dự án trường học mới (VNEN) thì tỏ ra băn khoăn và ái ngại nhiều điều. Viết tiếp các bài chủ đề “Mô hình trường học mới” PGS. Văn Như Cương cho rằng, liệu VNEN có liên quan gì tới những đổi mới của giáo dục Việt Nam trong thời gian tới?
LTS: Viết tiếp câu chuyện VNEN là vay nợ, tác giả Lê Văn Vỵ đã đi khảo sát thị trường sách giáo khoa cho cách học này ở Hà Tĩnh. Kết quả là, việc mua được sách VNEN khó khăn như tìm mua hàng …quốc cấm.
Hơn một trăm học sinh mua sách giáo khoa chương trình hiện hành tốn hàng triệu đồng, bây giờ phải bỏ… Tất cả vội vàng, hấp tấp, như cơn lốc. Phải làm gấp rút, làm lấy được.
Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết, phấn đấu hết năm học 2015 – 2016, hầu hết các trường THCS trên địa bàn tỉnh thực hiện việc tổ chức dạy học theo mô hình Trường học mới (VNEN). Bên cạnh đó, thực hiện triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả mô hình trường học mới đối với lớp 6 cho 14 trường THCS được lựa chọn thí điểm. Ngoài 14 trường được lựa chọn thí điểm, các Phòng GDĐT tiếp tục tổ chức tập huấn mở rộng đến cán bộ giáo viên các trường trên địa bàn để có nhận thức đầy đủ về mô hình trường học mới, từng bước chủ động vận dụng mô hình trường học mới phù hợp với tình hình thực tiễn của các nhà trường. Sở GD&ĐT đồng thời yêu cầu các phòng GDĐT chỉ đạo các trường THCS có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, bố trí và huy động được các điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Thời gian dạy học 2 buổi/ngày cần được bố trí cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu; bồi dưỡng học sinh giỏi; tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh.
Cô Lê Thị Ánh Tuyết – Giáo viên phụ trách lớp 4A Trường Tiểu học Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) được nhiều HS, phụ huynh và đồng nghiệp đánh giá cao vì lòng yêu nghề, sự tâm huyết, chịu khó, sáng tạo, tiên phong trong việc thí điểm dạy học Mô hình Trường học mới (VNEN).
Phòng G&ĐT Cẩm Xuyên vừa tổ chức giao ban công tác dạy học theo mô hình trường học mới VNEN cho CBQL của 27 trường Tiểu học và giáo viên tham gia dạy học theo mô hình VNEN cho 4 trường tiểu học.