Bến phà Địa Lợi được công nhận di tích lịch sử văn hóa

Bến phà Địa Lợi nằm trên tuyến Quốc lộ 15 nối liền từ Ngã ba Đồng Lộc, Khe Giao (tỉnh Hà Tĩnh) để vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Vì thế, trước đây, ngay từ khi bắt đầu kế hoạch leo thang đánh phá ác liệt ra miền Bắc, máy bay của Mỹ đã quyết tâm biến phà Địa Lợi thành “túi đựng bom”, “chảo bom”, “tọa độ lửa”...

Di tích lịch sử văn hóa Làng K130 – xã Tiến Lộc

Với địa bàn chiến lược quan trọng, giặc Mỹ đã điên cuồng trút hàng  trăm tấn bom đạn xuống một mãnh đất chưa đầy 2km2 này. Nhưng với quyết tâm “Một tấc không đi, một ly không rời” và “Xe chưa qua nhà không tiếc“. Đảng bộ và nhân dân xã Tiến Lộc vẫn kiên cường bám trụ vừa sản xuất vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Di tích lịch sử văn hóa nhà thờ Nguyễn Văn Mạo (Can Lộc)

Căn cứ vào một số tư liệu lịch sử như gia phả dòng họ Nguyễn Văn ở xóm Phúc Giang, xã Vĩnh Lộc, bản chữ Hán được soạn vào thời Tự Đức, các sắc phong của triều Tây Sơn (vua Cảnh Thịnh), triều Nguyễn (vua Gia Long, Minh Mạng) cho biết Nguyễn Văn Mạo sinh vào khoảng năm 1767, tại thôn Bào Khê, xã Bạt Trạc, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, nay là xóm Phúc Giang, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Can Lộc: Di tích lịch sử văn hóa bến đò Thượng trụ

Từ bao đời nay nhân dân Hà Tĩnh vốn có truyền thống yêu nước cách mạng, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta người dân Hà Tĩnh luôn có mặt và đi đầu trong cuộc đấu tranh. Những năm đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng ở Hà Tĩnh đã có những chuyển biến sâu sắc tạo nên bối cảnh thuận lợi cho sự lần lượt ra đời các tổ chức yêu nước cách mạng, tiến tới thành lập một chính đảng vô sản đầu năm 1930.

Di tích lịch sử văn hóa Chùa Bụt Sơn (Can Lộc)

Chùa Bụt Sơn, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2008 tại quyết định số 1796/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.

Đức Thịnh: Đón bằng di tích LSVH cấp tỉnh Đền Thánh Mẫu

Mẫu Liễu Hạnh là vị Thánh Mẫu trong tâm thức và tín ngưỡng của người Việt, là một nữ thần trong hệ thống  Tứ bất tử của thần linh Việt Nam (Viên Sơn Thánh – Sơn Tinh, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh Công Chúa và Đức Thánh – Trần Hưng Đạo).

Dòng họ Lê Lai tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận dí tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh

Sáng ngày 28/12/2013, tại nhà văn hóa Tổ dân phố Thuận Tiến, UBND phường Đức Thuận cùng với dòng họ Lê Lai tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận dí tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Lê Lai Yến. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo phòng quản lý Di sản của Sở VHTT&DL tỉnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh; về phía Thị xã có đồng chí Nguyền Đình Tường – Phó Bi thư Thường trực Thị ủy; đồng chí Nguyễn Văn Hổ – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã và đại diện lãnh đạo các ban, phòng, đoàn thể cấp Thị; các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể phường Đức Thuận cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn phường.

Can Lộc, Hà Tĩnh: Một di tích Quốc gia “kêu cứu”

Đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tọa lạc tại xã Kim Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) được Bộ VH-TT công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ngày 20/7/1994. Hiện nay vì nhiều lý do, ngôi đền đang xuống cấp nghiêm trọng.

Đền thờ Hoàng hậu Bạch Ngọc ở huyện Đức Thọ: Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia đã thành phế tích

Đền thờ Hoàng hậu Bạch Ngọc ở xã Liên Minh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh tồn tại lâu đời, được Bộ VH-TT&DL cấp Bằng Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 2008. Đến nay, khu di tích này trở thành hoang phế. Người dân phản ảnh rất nhiều đến các ngành chức năng từ địa phương tới Trung ương. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam về hội thảo nhưng chính quyền địa phương vẫn vô cảm, phớt lờ…

TOP