Hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào dân tộc Chứt

Sáng nay 4-2, thông tin từ Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã có thông báo số 275-TB/TU về việc hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê.

Hà Tĩnh: Bà con dân tộc Chứt đón Tết Chăm Cha Bới

Sáng 10/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Tĩnh và UBND huyện Hương Khê tổ chức cho đồng bào dân tộc Chứt ở Bản Rào Tre (Hương Khê) đón Tết Chăm Cha Bới.

Bà con dân tộc Chứt được mùa sau 16 năm trồng lúa

Cơ cấu cùng một loại giống, biết tuân thủ lịch thời vụ và biết điều tiết nước hợp lí nên sau 16 năm trồng cây lúa nước thì vụ xuân năm nay bà con dân tộc Chứt đạt được năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Đám cưới đặc biệt của chú rể dân tộc Chứt và cô dâu dân tộc Rục

Dân tộc Chứt ở Bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê với 151 hộ, có gần 200 nhân khẩu đang phải đối diện với nguy cơ hôn nhân cận huyết, bệnh tật, thoái hóa giống nòi, mai một văn hóa, truyền thống. Theo số liệu thống kê từ đầu năm 2015, toàn bản có 31 đoàn viên, thanh niên độ tuổi từ 16 – 35, trong đó có 18 thanh niên trong độ tuổi kết hôn cần sự chung tay kết nối từ cộng đồng.

Đổi mới ở bản Rào Tre

25 năm qua, sau khi được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Tĩnh phát hiện trong những cánh rừng sâu giữa đại ngàn và các hang đá ở dãy Trường Sơn, đưa về hòa nhập với thế giới văn minh, đồng bào người dân tộc Chứt (ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê), đến nay tuy vẫn còn không ít phong tục mang tính tự nhiên, hoang dã nhưng cũng bắt đầu có nhiều sự đổi mới ngoạn mục.

Cô Đỉnh- Người mẹ thứ 2 của các cháu dân tộc Chứt

Bản làng dân tộc Chứt ở Rào Tre có 37 hộ với gần 134 nhân khẩu, là một dân tộc ít người và phát triển còn chậm nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phát hiện ra khoảng 35 năm về trước, nhưng họ chỉ nay đây mai đó, sống ẩn giật trong rừng. Đến năm 1990-1991 bà con mới được Bộ đội Biên Phòng Hà Tĩnh đưa từ các hang đá trong rừng về lập bản định cư tại vùng Rào Tre dưới chân núi Ka Đay, xã Hương Liên. Cuộc sống của bà con ở đây chủ yếu dựa vào khai thác một số ít sản vật rừng như lấy mây, lá nón để bán; săn bắt chuột, chim rừng để ăn; làm thuê kiếm thêm tiền và rượu uống… nhưng chủ yếu là chu cấp của Nhà nước, các tổ chức cá nhân ủng hộ. Họ chưa chủ động được kế hoạch cuộc sống từ việc sản xuất, chăn nuôi, chi tiêu của mình; đang còn hoang sơ với vô vàn khó khăn và sự vô tư của một tộc người. Điểm lẻ trường Mầm non Hương Liên tại bản Rào Tre là lớp học chung với hội quán của xóm, một lớp ghép từ 2 đến 4 tuổi, hàng chục năm nay do cô Hương chăm nuôi và giảng dạy. “Việc chăm sóc, dạy học cho trẻ em ở đây đầy những gian nan vất vả. Sáng nào cũng thế, không kể ngày mưa, ngày nắng cô cùng Bộ đội Biên phòng tại trạm Rào Tre cũng đến từng nhà để gọi, đón các cháu đến lớp. Người Chứt có đặc điểm là thức khuya dậy muộn. Tối thì chơi cả đêm, mở loa đài ầm ầm, nhưng sáng mai không dậy sớm để làm việc. Đưa đến lớp vào học rồi nhưng ra chơi lại lẻn về nhà hoặc trốn đi không ở lớp nữa. Đến nhà, nếu gặp cha mẹ thì cũng bảo là hắn không thích học thì hắn về, cô muốn hắn học thì cứ bắt hắn lên lớp đi mình không biết mô. Phần lớn bố mẹ các cháu đều thất học hoặc được học thì nay cái chữ cũng đã mòn theo núi rừng mà cạn kiệt rồi, nỏ có ai hỗ trợ cho các cháu trong học tập. Đặc điểm người Chứt có mùi mồ hôi khác với người kinh chúng ta (!).  Cô Đỉnh tâm sự “Em phải chăm lo lau rửa cho các cháu thường xuyên, ngày nắng mùi mồ hôi, ngày rét thì từ cơ thể và quần áo ít được tắm giặt, thay thế… nhưng em giờ cũng quen mùi rồi. Từ khi dạy tại bản, lớp học chỉ mình em từ lau rửa, chuẩn bị bữa phụ, nước nôi, chăm sóc, giáo dục, tổ chức các hoạt động; quay trở không kịp, em phải có một thời gian biểu và thực hiện nó rất nghiêm ngặt; chuẩn bị thực đơn bữa ăn phụ, công việc từ tối hôm trước, sáng sớm phải tranh thủ mua sắm trước khi đi sang bản, đến từng nhà đưa đón các cháu vào lớp. Ngoài ra cũng nhờ sự hỗ trợ, giúp sức của gia đình một số công việc. Phải chắt chiu trong đồng lương mua sắm một số đồ dùng, đồ chơi, có lúc là đôi dép, là bộ quần áo mới vì rất thương các cháu quá khó khăn” . Vốn mới đi ra từ tự nhiên nên họ vẫn còn rất nhiều nếp sống mang tính tự nhiên và cuộc sống cũng đang trong chọn lọc tự nhiên, ít tự chăm lo cho bản thân mình ngay cả người lớn chưa nói gì đến các cháu, cô thật sự là người mẹ thứ 2 của các cháu. Mười năm cùng các cháu, cùng bà con, cô đã biết hết các góc nhà, tính nết của mọi người ở đây. Nóc nhà sàn nào ở đây mà không có con, cháu đã từng qua tay cô chăm sóc. Để tiếp xúc và làm tốt công tác giáo dục cô đã tự học tiếng của người Chứt. Thông qua hoạt động, qua trao đổi và từ các buổi ngoài giờ dạy đến nhà bà con để tự học. Cách học của cô là thông qua trao đổi, các đồ vật, các biểu tượng để học, để hiểu vấn đề. Người Chứt ở Rào Tre không có ngôn ngữ viết mà có ngôn ngữ nói. Hàng ngày các em và bà con thường nói với nhau bằng tiếng của dân tộc mình. Do vậy để dạy tốt thì khi các em trao đổi, trò chuyện với nhau cái gì cô phải biết, hoặc hiểu được nội dung cuộc thoại giữa các cháu và phụ huynh; đây là động lực bắt buộc phải tự học để biết, hiểu tiếng của đồng bào. Hàng chục năm tự học, từ từng góc nhà sàn, để ý từng cử chỉ, cách diễn đạt của bà con cô đã có được một vốn kiến thức để hiểu về tiếng nói của dân bản. Tuy còn ít nhưng rất hiệu quả, đây có lẽ là ngọn đèn soi đường để cô thực hiện đam mê, bước qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Hiện tại cô là người duy nhất trong ngành hiểu được đối thoại của các cháu và nói được một số tiếng của đồng bào. Trung tá Dương Thanh Tịnh, trạm trưởng biên phòng Rào Tre (đồn biên Phòng Bản Giàng) người gắn bó, cống hiến và thẩu hiểu cuộc sống, con người bà con dân tộc Chứt nhất, đã dành lời nhận xét: “ Với cô Đỉnh – không chỉ cô Đỉnh mà cả chồng cô ấy đã nhiều hi sinh, thật sự là đã cống hiến nhiều cho con em dân tộc ở đây. Mỗi buổi sáng và đầu chiều không kể ngày mưa, ngày nắng cô đến tận các nhà sàn để đón các cháu đến lớp; cô mua bánh, kẹo, dép, thậm chí là áo quần cho các cháu từ đồng lương của mình. Tại bản Rào Tre, theo cơ quan y tế, bà con dân tộc ở đây do cuộc sống hoang sơ, do cận huyết thống, sức đề kháng yếu nên tỉ lệ bị nhiễm bệnh lao rất cao, thế mà cô Đỉnh vẫn tận tụy, gần gũi chăm sóc các cháu như con đẻ của mình. Mười năm dạy học sinh dân tộc thiểu số với bao lăn lộn, hi sinh, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật rình rập mà cô cũng chẳng được một loại phụ cấp khác nào, cũng không nghe cô đòi hỏi một lời. Thật là một người đáng nể, một chuyện cổ tích giữa thời hiện đại hôm nay… Học sinh học ở bản đã hàng chục năm nay nhưng lớp học vẫn cùng hội quán, cần đầu tư xây dựng lớp học để công tác chăm nuôi, giáo dục các cháu được tốt hơn”. Cô Giáo Nguyễn Thị Hoa hiệu trưởng trường mầm non Hương Liên đã dành sự chia sẻ chân tình khi nói về nhân viên của mình: “Trường Mầm non Hương Liên thật may mắn có những người như cô Hương, một người thật sự tận tình, yêu thương các cháu dân tộc Chứt. Cô tự bỏ tiền ra để mua bánh kẹo, chuẩn bị bữa ăn phụ hàng năm cho các cháu sau hàng năm mới thanh toán được, đó là các cháu lứa tuổi có chế độ hỗ trợ, còn một số cháu không có hỗ trợ thì chỉ chờ vào hảo tâm, chắc chiu của nhà trường hoặc là cô nuôi không các cháu. Thấy cô ở với bản vất vả quá, đã mấy lần trường cho cô về trung tâm, nhưng rồi cô tình nguyện ở lại vì cô không đến lớp là trò cũng không đến lớp…và cô lại gắn bó với bản. Mong Giàng phù hộ cho cô có sức khỏe để còn cống hiến, để trọn tình người mẹ thứ 2 của các thể hệ mầm non dân tộc Chứt”. Mười năm một mình dạy nhóm trẻ 2-4 tuổi ở bản Rào Tre, 10 gắn bó với núi Cà Đay, 10 năm qua lại ngọn nước Rào Say, khó khăn chồng chất nhưng cô vẫn miệt mài học tập để có bằng đại học; miệt mài rèn luyện để nâng cao chuyên môn, phấn đấu để đạt các danh hiệu và cô đã 2 lần đạt danh hiệu giáo viên mầm non dạy giỏi cấp huyện. Năm 2015 sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học Tiếng Việt cho các cháu dân tộc Chứt” của cô đạt bậc 3 cấp huyện. Ghi nhận sự cống hiến của cô Hương cho các cháu và bà con dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, tại Hội nghị Điển hình tiên tiến ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2015 cô là đại biểu đặc cách tham gia hội nghị.

Phát động chương trình tặng sữa và quà cho trẻ em dân tộc Chứt

Theo kế hoạch, chương trình ‘Sữa với trẻ em dân tộc’ năm 2015 sẽ được triển khai từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2015. Đối tượng được hưởng lợi là 49 trẻ em có độ tuổi từ 1 đến 16, là con em đồng bào dân tộc Chứt thuộc bản Rào Tre, xã Hương Liên huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Trong đó có 12 em học sinh nội trú, 15 em học sinh tiểu học, 8 em mầm non và 12 em chưa đi học.

Ác mộng của người Mã Liềng (Hương Khê)

Người Mã Liềng (thuộc tộc người Chứt) ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết thống, anh em, cậu cháu lấy nhau.

Tết của tộc người nguyên sơ nhất Việt Nam

Mỗi dịp Tết đến, người Chứt ở bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) lại được bộ đội biên phòng hướng dẫn gói bánh chưng, tặng thịt lợn và tiền mặt. 20 năm kể từ khi họ được phát hiện, họ vẫn duy trì nếp sống không lao động và không tích lũy.  

Tặng quà Tết cho đồng bào dân tộc Chứt, người khuyết tật

Sáng 6/2, Hội Nông dân Hà Tĩnh phối hợp với Công ty CP Chăn nuôi Mitraco và Công ty TNHH Thương mại VIC Con heo vàng tổ chức trao quà cho đồng bào dân tộc Chứt, bản Rào Tre (xã Hương Liên – Hương Khê) và các hội viên khó khăn xã ở xã Sơn Thọ (Vũ Quang).

Hỗ trợ trồng rau xanh cho đồng bào dân tộc Chứt

Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre” do Hội LHPN Hà Tĩnh phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Tĩnh và BĐBP Hà Tĩnh thực hiện.

Bệnh viện Quân y 4 thăm và tặng quà đồng bào dân tộc Chứt

Nhân dịp kỷ niệm 32 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2014), Bệnh viện Quân y 4 đã tổ chức tặng hoa và quà, chúc mừng các trường học trong và ngoài Quân đội trên địa bàn thành Phố Vinh và hai trường vùng xâu, vùng xa. Đặc biệt Bệnh viện đã về thăm và tặng quà cho Trường mầm non Bản Giàng 2 – Hương Vĩnh, Trường mầm non Bản Rào Tre – Hương Liên thuộc huyện Hương Khê – Hà Tĩnh. Gồm một số trang thiết bị y tế: 01 ống nghe; 01 máy đo huyết áp; 05 nhiệt kế; 01 cân trẻ em; 01 bộ khám ngũ quản; 02 Tivi Sam sung 40 inch; 28 chăn trẻ em;… trị giá quà tặng trên 60 triệu đồng.

Khám, chữa bệnh miễn phí cho dân tộc chứt

Trong hai ngày 17 và 18-11, Trường ĐH Y Hà Nội phối hợp Đoàn Thanh niên Tổng cục Phòng chống tội phạm (Bộ Công an), Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Trường ĐH Dược Hà Nội và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đợt khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân tộc thiểu số, gia đình chính sách tại hai xã Hương Liên và Hương Lâm, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bản Giàng đóng trên địa bàn.

Tặng quà cho học sinh dân tộc Chứt xã Hương Liên

Nhà giáo đã gửi lời chia sẻ đến những khó khăn của giáo dục Hương Khê nói chung, thầy, cô giáo các học sinh vùng sâu, vùng xa nói riêng và luôn muốn được đồng hành chia sẻ tấm lòng của bản thân đối với thầy cô cùng các em học sinh.

Đề án phát triển dân tộc Chứt gặp khó từ dân bản

Trước khi làm việc với huyện Hương Khê và xã Hương Liên về tình hình thực hiện Đề án, đồng chí Lê Đình Sơn cùng đoàn đã đi kiểm tra thực địa tại bản Rào Tre; gặp mặt các gia đình bà con dân tộc Chứt; thăm hỏi, tặng quà và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng bào.

Nâng cao nhận thức văn hóa cho trẻ em dân tộc Chứt

Nâng cao trình độ học vấn cho đồng bào dân tộc Chứt là một trong những nhiệm vụ được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp huyện Hương Khê đặc biệt quan tâm. Với mong muốn đóng góp sức trẻ vào công tác nâng cao nhận thức văn hóa, giúp đỡ, tập hợp bà con đồng bào dân tộc chứt hòa nhập cộng đồng, phát triển ổn định cuộc sống. Trong những năm qua Ban Thường vụ Huyện đoàn đã có rất nhiều hoạt động hướng về đồng bào dân tộc Chứt.

Độc đáo văn hóa hôn nhân của người Chứt

Tộc người Chứt lần đầu tiên được Bộ đội Biên phòng tìm thấy và đưa về định cư ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Từ lâu, người ta chỉ biết đến tộc người Chứt với tục hôn nhân cận huyết và lối sống ăn lông ở lỗ mà quên rằng họ cũng có những nét văn hóa đặc sắc, rất riêng biệt.

TOP