Các Sở - Ban - Ngành

Sở Công thương Hà Tĩnh

Địa chỉ: Số 02, Trần Phú, Thành phố Hà Tĩnh – tỉnh Hà Tĩnh 1. Đồng chí Trần Nhật Tân, Tỉnh ủy viên – Giám đốc sở Điện thoại: 0393.699.686 Điện thoại: 84.039.3857084 Fax: 84.039.3851358 Email: [email protected] Website: socongthuonght.gov.vn

Trụ sở Công Thương Hà Tĩnh
Trụ sở Công Thương Hà Tĩnh

2.Đồng chí Nguyễn Văn Dũng – Phó giám đốc
Điện thoại: 0393.855.382
3. Đồng chí Nguyễn Đình Lộc – Phó giám đốc
Điện thoại: 0393.693.538
4. Đồng chí Nguyễn Phi Hoằng – Phó giám đốc
Điện thoại: 0393.855.167
5. Đồng chí Nguyễn Cự Dũng – Phó giám đốc
Điện thoại: 0393.609.629

I. Chức năng (Sở Công nghiệp cũ):

Sở Công nghiệp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bao gồm các ngành: Cơ khí, luyện kim, hoá chất (bao gồm cả hoá dược), điện, dầu khí (nếu có), công nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến khác, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành công nghiệp trên địa bàn theo qui định của pháp luật.

Sở Công nghiệp chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Công nghiệp.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn:

1.Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2. Trình Bộ Công nghiệp thoả thuận để UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các chương trình dự án phát triển công nhiệp phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước, quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

3. Giúp UBND tỉnh tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp đã được phê duyệt; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

4. Quản lý cơ khí, luyện kim và hoá chất:

4.1. Tổ chức, chỉ đạo việc phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ – điện tử, tự động hoá trên địa bàn.

4.2. Quản lý các công nghệ, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong sản xuất công nghiệp.

4.3. Quản lý việc sản xuất, sử dụng, bảo quản hoá chất độc hại trên địa bàn tỉnh.

5. Quản lý điện:

5.1. Xây dựng quy hoạch phát triển điện lực tỉnh (bao gồm phát triển mới, cải tạo, nâng cấp nguồn điện, lưới điện) để UBND tỉnh trình Bộ Công nghiệp phê duyệt, hướng dẫn kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt.

5.2. Xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành các quy định về quản lý điện nông thôn; Phối hợp các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các quy đình về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và bảo vệ các công trình điện khác trên địa bàn theo phân cấp.

5.3. Quản lý, phát triển các dạng năng lượng mới trên địa bàn (thủy điện, năng lượng điện gió, năng lượng điện mặt trời, địa nhiệt…)

5.4. Phối hợp các ngành, các cấp có liên quan trình UBND tỉnh phương án giá bán điện trên địa bàn của các tổ chức kinh doanh điện (trừ Điện lực tỉnh) theo các quy định về lập giá của Chính phủ.

5.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động điện lực, sử dụng điện trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Công nghiệp và nhiệm vụ UBND tỉnh giao.

5.6. Xử lý vi phạm trong hoạt động điện lực, sử dụng điện theo nhiệm vụ được Bộ Công nghiệp phân cấp, UBND tỉnh giao.

5.7. Cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo uỷ quyền của UBND tỉnh.

5.8. Thẩm định dự án đầu tư (thiết kế cơ sở ), báo cáo kinh tế kỹ thuật (thiết kế bản vẽ thi công), hồ sơ thiết kế – tổng dự toán các công trình điện trên địa bàn theo phân cấp và uỷ quyền của UBND tỉnh.

6. Quản lý vật liệu nổ công nghiệp:

6.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn.

6.2. Thực hiện việc đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với các đơn vị có giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp hoạt động trên địa bàn theo quy định của pháp luật

6.3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác thành tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý, kinh doanh, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

6.4. Tiếp nhận hồ sơ, chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành thẩm định trình UBND tỉnh cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của Nhà nước.

7. Quản lý hoạt động khai thác chế biến khoáng sản:

7.1. Chủ trì phối hợp các Sở, ngành, các cấp có liên quan xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch khai thác chế biến khoáng sản trên địa bàn.

7.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.

7.3. Kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và xử lý các hoạt động vị phạm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Nhà nước.

8. Quản lý công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác.

8.1. Trình UBND tỉnh phê duyệt chương trình, dự án phát triển ngành công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác phù hợp với quy hoạch phát triển cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu.

8.2. Hướng dẫn thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp tiêu dùng, công nhiệp thực phẩm vf công nghiệp chế biến khác trên địa bàn; Phối hợp các cơ quan có liên quan xây dựng chương trình, mục tiêu, dự án phát triển các cơ sở chế biến, vùng nguyên liệu phục vụ chế biến phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.

8.3. Phối hợp với Sở Y tế tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được phê duyệt trên địa bàn quản lý.

8.4. Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và bếp ăn tập thể trên địa bàn quản lý.

8.5. Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, thanh tra các điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên địa bàn.

8.6. Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các ngành có liên quan khắc phục và giải quyết hậu quả khi xẩy ra ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và bếp ăn tập thể trên địa bàn quản lý.

9. Hoạt động khuyến công:

9.1. Xây dựng, trình UBND tỉnh, Bộ Công nghiệp phê duyệt các chương trình, kế hoạch khuyến công hàng năm trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.

9.2. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế – xã hội và yêu cầu công tác khuyến công của từng thời kỳ, trình UBND tỉnh, Bộ Công nhiệp danh mục các ngành nghề công nghiệp được hỗ trợ từ quỹ khuyến công cho các đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế của địa phương.

9.3. Hướng dẫn trợ giúp kỹ thuật, pháp lý trong khởi sự doanh nghiệp, đầu tư – xây dựng, thông tin kinh tế kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các hoạt động: Hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại, hội nhập quốc tế… cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

9.4. Trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng quỹ khuyến công của tỉnh, Bộ Công nghiệp phê duyệt kế hoạch sử dụng quỹ khuyến công của Trung ương; Xét duyệt, cấp và quyết toán quỹ khuyến công theo quy định của pháp luật.

9.5. Trợ giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong đào tạo, du nhập nghề trên địa bàn, đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển ngành nghề khu vực nông thôn.

10. Quản lý các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề:

10.1 Xây dựng, sửa đổi bổ sung quy hoạch kế hoạch phát triển các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp – TTCN, làng nghề ở các huyện, thị xã, hướng dẫn tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

10.2 Chỉ đạo phát triển các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp và quy hoạch kinh tế – xã hội của tỉnh.

10.3 Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, các ngành có liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành các quy định để thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước ưu đãi và hỗ trợ về đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, mô hình tổ chức và hoạt động của kinh tế hợp tác và hợp tác xã công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho phát triển kinh tế tập thể.

11. Tổ chức thẩm định quy hoạch, thiết kế cơ sở của dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công của báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình sản xuất công nghiệp xây dựng trên địa bàn theo phân cấp.

12. Phối hợp với cơ quan xây dựng trình UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của tỉnh tranh thủ thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp trên địa bàn.

13. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị công nghiệp có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, các hoá chất độc hại trong hoạt động công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

14. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hoạt động công nghiệp; Hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế – kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong ngành, xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ nghiên cứu phát triển.

15. Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định của Pháp luật, quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở.

16. Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

17. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho Phòng Công thương các huyện, thị xã phối hợp UBND các huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

18. Quản lý nhà nước các hoạt động của Hội và tổ chức Phi Chính phủ thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

19. Thực hiện hợp tác quốc tế theo lĩnh vực công nghiệp được UBND tỉnh giao.

20. Quản lý chất lượng công trình công nghiệp theo uỷ quyền của UBND tỉnh gồm: Công trình hoá chất, hoá dầu; Công trình kho xăng, dầu, khí, hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; Công trình luyện kim; Công trình cơ khí, chế tạo; Công trình công nghiệp điện tử – tin học; Công trình năng lượng; Công trình công nghiệp nhẹ; Công trình công nghiệp thực phẩm; Công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; Công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.

21. Công tác thanh tra:

21.1 Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở (cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện, dầu khí, công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp tiêu dung, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến khác).

21.2. Hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra cho các đơn vị thuộc sở; Phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc sở chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ quan, đơn vị mình.

21.3. Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Sở.

21.4. Giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý của Sở.

21.5. Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định.

22. Công tác tổ chức cán bộ:

22.1. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, công vụ, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách khác đối với công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; Bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền; Hướng dẫn việc thực hiện quy định chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của Sở.

22.2. Phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức kỹ thuật thuộc ngành công nghiệp trên địa bàn trình UBND tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

23. Thực hiện cải cách hành chính theo quyết định của Chính phủ và UBND tỉnh.

24. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

25. Công tác thống kê, tổng hợp:

25.1. Thống kê, tổng hợp tình hình hoạt động công nghiệp trên địa bàn (bao gồm cả hoạt động công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, khu công nghệ cao và công nghiệp ngoài quốc doanh, tiểu thủ công nghiệp và các lĩnh vực khác thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở) theo quy định của UBND tỉnh, Bộ Công nghiệp.

25.2. Thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành đối với UBND tỉnh và Bộ Công nghiệp.

26. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND tỉnh.

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP