Có mặt tại các cánh đồng ở huyện Lộc Hà, Nghi Xuân, chúng tôi chứng kiến cảnh người dân địa phương dùng nhiều phương thức để săn bắt chim trời. Trên cánh đồng lúa, những con chim giả được giăng trắng cả cánh đồng, nhiều hàng rào lưới dựng kín, loa điện giả tiếng chim... là một trong những kiểu bẫy chim trời khá tinh vi hiện nay của những người bẫy chim.
Để đánh được những con cò, vạc, các thợ đánh chim đã làm những con cò giả đặt giữa các đầm nước, ruộng lúa... |
Những cái bẫy giăng trắng đồng được các thợ săn chim làm các giàn, “trận địa” bẫy bằng cò giả (hình nộm). |
Những con chim mồi được cánh thợ săn khâu mắt để làm mồi nhử. |
Điều khiển các “trận địa” này phần lớn là những người trung niên, thanh niên. |
Họ dùng những thanh tre vót nhỏ, quét nhựa vào khi chim trời đậu lên sẽ dính. |
Theo những người đánh chim thì việc khâu mắt chim để có thể cho tiếng kêu của con chim đó to hơn bình thường và việc chọc mù mắt để chim không thể mổ được những con chim mồi khác.. |
Trung bình mỗi ngày, mỗi người đánh bắt được 30-40 con. Sau khi bắt được chim trời, họ vặt sạch lông mang ra chợ bán. |
Theo tìm hiểu của PV, hiện giá chim cói dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/con (tùy loại), cò từ 40.000 - 50.000 đồng/con, vạc từ 80.000 - 100.000 đồng/ con, diệc từ khoảng 200.000 - 300.000 đồng/con tùy loại. Đặc biệt, có những con diệc lang lên đến 450.000 – 500.000 đồng/con… |
Anh K. (ở Lộc Hà) cho biết: “Tùy vào thời tiết từng ngày, nếu gió đẹp mưa nhẹ thì chim cò di cư vào nhiều mỗi ngày có thể bắt được 60-70 con. Nếu thời tiết nắng nóng thì chim ít hơn. Có ngày chỉ được 5-10 con. Giá mỗi loại chim khác nhau từ 30-50 ngàn/con. Thịt chim được nhiều người ưa chuộng nên rất dễ bán. Có ngày gia đình tôi thu được tiền triệu”. |
Cứ với tình trạng đánh bắt tận diệt chim cò như hiện nay, chắc chắn không lâu nữa, sự yên bình với những đàn chim, cánh cò… ở làng quê sẽ biến mất, tình trạng mất cân bằng sinh thái đang hiển hiện. |
Tận diệt chim trời là hành động hủy hoại môi trường, phá vỡ môi sinh, bị cấm từ lâu |
Những đàn chim ngày một ít đi làm mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên, ảnh hưởng đến sản xuất mùa màng, đồng thời là hình ảnh gây phản cảm, búc xúc cho xã hội. |
Tác giả: A. An
Nguồn tin: Báo Gia đình & Xã hội