Trong nước

Hà Tĩnh: Lũ lịch sử nhấn chìm hàng ngàn nhà dân, mưa vẫn như trút nước

Tính đến 17h chiều ngày (16/10) mưa lũ đã khiến 3 người chết, hàng ngàn hộ dân thuộc 3 huyện Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê bị cô lập hoàn toàn, hàng ngàn con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi.

Khi mực nước đã đạt đỉnh của cơn lũ lịch sử năm 2002 nhưng hiện tại Hương Sơn, Vũ Quang (Hà Tĩnh), mưa vẫn đang như trút nước. Người dân các huyện miền núi này đang đối mặt với cơn lũ lớn nhất trong hàng chục năm qua.

Tại huyện Hương Sơn, mưa lớn đã làm 3 người người bị chết, 100% số xã với hàng chục ngàn hộ dân bị nhấn chìm trong biển nước. Quốc lộ 8A đi qua địa phận huyện Hương Sơn nước lũ đã mấp mé đường, có nhiều nơi nước đã ngập sâu gần nửa mét khiến toàn bộ hệ thống giao thông bị tê liệt hoàn toàn.






Tình hình mưa lớn đã gây ngập úng cục bộ ở nhiều tuyến đường trên địa bàn thị trấn huyện Đô Lương và tuyến đường liên xã từ trung tâm huyện xuống các xã Thái Sơn, Quang Sơn, Thượng Sơn, Hiến Sơn… Có đoạn nước dâng ngập đến 30-40cm, lực lượng chức năng phải lập rào chắn cấm các phương tiện qua lại để đảm bảo an toàn. Các phương tiện tham gia giao thông qua đây gặp nhiều khó khăn, nhiều xe bị chết máy khi đi qua những đoạn nước ngập sâu. Nhiều hộ dân tại thị trấn Đô Lương sống xung quanh các tuyến đường phải dùng bao cát, gỗ để ngăn nước vào nhà.


“Chiều nay, chúng tôi đã cử các đoàn xuống các địa phương để kiểm tra tình hình mưa lũ thì thấy nhiều vùng bị nước dâng ngập trắng, trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là diện tích cá vụ 3 và rau màu vụ đông mà nhân dân vừa mới gieo trồng. Trong vụ Đông năm nay, Đô Lương có 700 ha cá vụ 3, 1.100 ha ngô bãi và trên 1.200 ha ngô trên đất hai lúa. Nếu thời tiết mưa trong đêm nay nữa thì diện tích bị ngập sẽ còn lớn hơn”, ông Hùng nói.


Đến cuối chiều 16/10, trên địa bàn huyện Đô Lương vẫn đang có mưa rất to. Ông Trần Doãn Hùng cho biết thêm, hiện UBND huyện Đô Lương đang chỉ đạo cho các ngành chức năng và các địa phương thực hiện nghiêm túc công điện phòng chống lụt, bão của UBND tỉnh trong đó chú trọng kiểm tra, rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân cư ở vùng thấp trũng để đảm bảo an toàn về người và tài sản.


Lượng mưa lớn, kéo dài cộng với việc hồ thủy điện Bản Vẽ xả lũ với tổng lưu lượng từ 300 m3/s đến 1000 m3/s đã khiến nước sông Lam lên rất nhanh, gây ngập úng ở nhiều vùng thấp, trũng của các huyện Thanh Chương (vùng Bích Hào gồm các xã Thanh Hà, Thanh Tùng, Thanh Giang, Thanh Mai, Thanh Xuân); tại huyện Nam Đàn các xã như: Nam Phúc, Nam Cường, Nam Kim, Nam Trung… và các xã ngoài đê của huyện Hưng Nguyên như Hưng Lợi, Hưng Long, Hưng Lĩnh,…cũng đang bị nước sông Lam dâng lên cao ngây ngập lụt cục bộ.


Trong khi đó, tại thành phố Vinh mưa lớn cũng gây ngập nhiều tuyến phố, đường và nước dâng cao vào nhàn dân từ 0-8-1m như phường Lê Mao, Lê Lợi, Quang Trung… Đặc biệt, một số tuyến phố chính như Nguyễn Thị Minh Khai, Đinh Công Tráng, Hồng Bàng, Lê Hồng Phong… mưa lớn nước dâng cao có đoạn 1m, gây ách tắc giao thông.


Chiều ngày 16/10, Ban phòng chống lụt bão Nghệ An cho biết, hiện diện tích lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đã cơ bản gặt xong, đang còn khoảng 7.500ha lúa mùa đến thời kỳ thu hoạch cùng 12.000ha ngô vụ Đông mới gieo và 7.000ha rau màu các loại. Nếu mưa lớn liên tục sẽ bị hư hại, nhiều diện tích hoa màu sẽ bị mất trắng.

Văn Dũng – Xuân Sinh – Phượng Vũ – Đăng Đức – Duy Hòa

Dân Trí

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP