Di tích - Thắng cảnh

Hà Tĩnh: “Bê tông hóa” di tích lịch sử, cơ quan quản lý không biết?

Những năm trở lại đây, nhà thờ có dấu hiệu xuống, có nguy cơ bị sập nên con cháu dòng tộc họ Phạm Công Luận đã thực hiện việc tôn tạo. Tuy nhiên, việc tôn tạo di tích trên được con cháu dòng tộc họ Phạm Công Luận tự ý tiến hành, không có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quản lý về di tích văn hóa nên toàn bộ kiến trúc gỗ của ngôi nhà đã bị thay thế bằng bê tông cốt thép.

Một ngôi nhà thờ gỗ tồn tại hơn 100 năm về trước với nhiều nét kiến trúc độc đáo, được công nhận bằng di tích cấp tỉnh, thành phố nhưng đã tháo dỡ để xây mới bằng bê tông mà cơ quan quản lý văn hóa các cấp tỉnh Hà Tĩnh không hề hay biết?

 “Bê tông hóa” di tích
Dược xây dựng ở phía Tây chân núi Mốc thuộc thôn Văn Sơn, xã Kiều Mộc, phủ Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xóm 3, xã Thạch Đỉnh, huyện Thạch Hà). Hơn 100 năm trước, di tích nhà thờ dòng họ Phạm Công Luận mang một kiến trúc cổ hình chữ Nhị, gồm một khối kiến trúc gồm Bái đường, Thượng điện, Nhà bia, Bàn thờ Thổ địa, Bàn thờ các anh hùng liệt sỹ. Năm 2013 UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 360- QĐUB/2013, công nhận nhà thờ tự và phần mộ Lê triều Phó đô tướng, Thái uý Ninh Quốc công, Dực bảo trung hưng, Đoan túc Tôn thần Phạm Công là di tích  lịch sử – Văn hóa cấp tỉnh.

hatinh24h ht24hNhà thờ Phạm Công Luận được xây mới hoàn toàn bằng bê tông cốt thép

Ông Phạm Công Bạn hậu duệ của dòng tộc họ Phạm cho biết , trước đây nhà thờ được làm bằng gỗ sau thời gian dài không tôn tạo nên bị mục nát có nguy cơ bị sập nên con cháu đã họp bàn và quyết định xây lại bằng bê tông cốt thép, tuy nhiên việc xây lại đều nằm khuôn khổ nền móng cũ nhà thờ và chỉ cao hơn.

 « Đối với kèo, xà nhà, khung tranh được lằm bằng gỗ nay thay đổi bằng bê tông nhưng đắp vẽ hoa văn giống như cũ. Bàn thờ chỉ nâng lên thêm 20 cm chứ không thay đổi hiện trạng » – ông Bạn nói.

 

Toàn bộ gỗ của nhà thờ có nhiều hoa văn chạm trổ bị tháo dỡ đặt trên nền đất

Toàn bộ gỗ của nhà thờ có nhiều hoa văn chạm trổ bị tháo dỡ đặt trên nền đất

Về việc tự ý tu sửa công trình di tích văn hóa, ông Bạn cũng thừa nhận rằng ‘về nguyên tắc là chúng tôi sai, di tích lịch sử văn hóa không được tự ý tu bổ, tôn tạo khi chưa có sự đồng ý của ngành Văn hóa, tôi cũng làm tờ trình để báo cáo lên ngành văn hóa nhưng anh em, con cháu ở Hà Nội về giục làm, nếu làm tờ trình sợ phải chờ lâu trong khi đó cận ngày hương khói vì vậy chúng tôi khởi công làm từ ngày 10/6 – 10/7 hoàn thiện trong 1 tháng.

Cơ quan quản lý văn hóa không biết ?

Ông Phạm Công Hoa – Trưởng ban văn hóa xã Thạch Đỉnh cho biết, “chúng tôi có biết việc con cháu dòng tộc họ Phạm Công xây lại nhà thờ Phạm Công Luận nhưng không thấy họ báo cáo gì cả, hơn nữa con cháu họ xây nhà thờ khang trang mới đẹp hơn nên cũng không can thiệp vào đó. Ông Hoa cũng thừa nhận sự việc trên xã chưa báo cáo lên cấp trên”

 

Bằng xếp hạng được công nhận vào năm 29/1/2013

Bằng xếp hạng được công nhận vào năm 29/1/2013

Trong khi đó, ông Trần Hậu Sơn – Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Thạch Hà nói rằng, huyện không hề hay biết việc nhà thờ Phạm Công Luận xây mới và khánh thành mấy tháng trước. Làm việc với phóng viên, vị cán bộ này còn nhầm lẫn với đền Văn Sơn cho rằng làm hồ sơ thủ tục có sự phê duyệt đầy đủ của sở văn hóa tỉnh Hà Tĩnh.

Trao đổi với phóng viên ông Nguyễn Tùng Lĩnh – Trưởng phòng quản lý di sản thuộc sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh khẳng định, ‘nhà thờ và lăng mộ Phạm Công Luận được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh từ ngày 29/1/2013. Hiện nay Sở vẫn chưa biết việc con cháu dòng tộc họ Phạm xây mới nhà thờ Phạm Công Luận vì phòng văn hóa huyện Thạch Hà chưa báo cáo, chúng tôi sẽ cho anh em kiểm tra lại’.

Trong khi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà TĨnh đang chờ huyện báo cáo và thực hiện việc kiểm tra, thì ở xã Thạch Đỉnh,di tích lịch sử văn hóa nhà thờ Phạm Công Luận đã bị ‘bê tông hóa’, những cột gỗ với những nét hoa văn tinh xảo, ghi đậm dấu ấn lịch sử và từng là niềm tự hào của quê hương, dòng họ nay bị vứt bỏ chỏng chơ, mặc cho mưa nắng, mối mọt… trong sự bất lực của cơ quan địa phương.

Theo Doãn Đạt (ĐS&TD)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP