Xem đề và gợi ý đáp án môn Toán, Địa lý TẠI ĐÂY.Xem đề và gợi ý đáp án môn tiếng Anh, Hóa, Sử TẠI ĐÂY.
Gợi ý đáp án do thầy cô ở TT luyện thi Vĩnh Viễn (TP.HCM) thực hiện:
Môn Ngữ văn:
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại
“Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”.
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.62)
Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiển thái độ gì với người được nói tới?
Câu 2 (3,0 điểm)
Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
II.PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
BÀI GIẢI GỢI Ý
– Tác giả : Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam cả trước và sau Cách mạng. Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân nổi tiếng với các tác phẩm: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa Đàn… sau cách mạng nhà văn để lại dấu ấn sâu sắc qua một số tùy bút: Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Sông Đà…
– Tác phẩm: Chữ người tử tù là tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám, trích trong tập Vang bóng một thời.
– Giới thiệu nhân vật : Nổi bật trong tác phẩm Chữ người tử tù là hình tượng viên quản ngục có tâm hồn yêu cái đẹp, quý trọng người tài khiến mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.
_ Quản ngục lại có một ngoại hình ưa nhìn khác hẳn với hình dung của ta khi nghĩ về một viên quan cai quản trại giam. Đầu ông đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu; bộ mặt tư lự, có nhiều nếp nhăn, chứng tỏ đây là người có đời sống nội tâm sâu sắc. Hình ảnh ngục quan thao thức giữa đêm khuya “băn khoăn ngồi bóp thái dương” suy nghĩ về người tù nổi tiếng sắp được chuyển đến càng chứng tỏ tính cách khác thường của ông ta.
3. Hoàn cảnh sống của viên quản ngục: _ Quản ngục sống ở chỗ tối tăm, toàn những kẻ “tiểu nhân thị oai” phẩm chất từ đó đã hoen ố đi ít nhiều. Chốn tù ngục hầu như chỉ tồn tại hai thứ: cái ác, cái xấu, tàn nhẫn, lừa lọc và những nỗi đau khổ, tuyệt vọng. Tình cờ, viên quản ngục gặp được ông Huấn Cao, gặp thần tượng của mình trong một hoàn cảnh cực kì éo le: ở chính trại giam mà ông ta quản lí; thần tượng của ông giờ đây là một tử tù, còn ông lại là cai ngục. Một tình huống đầy kịch tính được mở ra: ở bình diện xã hội, họ là những kẻ đối địch nhau; ở bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm, tri kỉ của nhau.
4. Tính cách: _ Hình tượng nhân vật quản ngục là một sáng tạo rất sinh động của Nguyễn Tuân, để vừa tô đậm vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật Huấn Cao, lại vừa thể hiện vẻ đẹp của một con người đang được dẫn dắt bởi cái đẹp và cái thiện. Đây là kiểu sáng tạo nhân vật rất mới trong văn học hiện đại Việt Nam với cái cách để cho nhân vật tự tạo tính cách. Viên quản ngục được nhà văn xây dựng như một nhân vật phản diện nhưng cũng là một điểm nhấn độc đáo bởi tính cách đa dạng của ông ta.
_ Trước hết, viên quản ngục là người biết quý trọng người tài. Ông sẵn sàng biệt đãi Huấn Cao bất chấp “phép nước”. Điều này có thể thấy rõ qua thái độ của ông ta khi nhận tù: ông đã lệnh cho thơ lại “bảo ngục tốt quét dọn lại cái buồng trong cùng”, ông nhìn sáu tên tù mới vào “với cặp mắt hiền lành” và lòng kiêng nể tuy cố giữ kín đáo nhưng vẫn bộc lộ rõ ràng.
_ Ông lại còn có “biệt nhỡn” đối với riêng Huấn Cao khi trả lời câu nhắc nhở của bọn lính: “Việc quan ta đã có phép nước. Các chú chớ nhiều lời”. Suốt nửa tháng Huấn Cao ở trại giam tỉnh Sơn, ngục quan đã “biệt đãi” người tù đặc biệt này như một khách quý. Trước mỗi bữa ăn, Huấn Cao đều được thầy thơ lại “dâng rượu với đồ nhắm”, thái độ thì hết sức lễ phép: “thầy quản chúng tôi có ít quà mọn này biếu ngài dùng cho ấm bụng”.
_ Quản ngục còn đích thân đến tận buồng giam tử tù để hỏi ông Huấn: “Ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Đáp lại lòng chân thành của ngục quan, Huấn Cao lạnh lùng xua đuổi: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Trả lời như thế, ông Huấn đã sằn sàng chờ đợi những trận đòn thù của ngục quan, nhưng kì lạ thay, viên quản ngục ấy lại làm cho ông Huấn bực mình thêm khi ông ta chỉ lễ phép lui ra với câu nói: “Xin lĩnh ý”. Kì lạ hơn nữa là những ngày tiếp theo cơm rượu vẫn được đưa đến đều đều và có phần “hậu hơn trước nữa”. Những trăn trở, băn khoăn và thái độ “biệt đãi” nói trên cho thấy quản ngục có một tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” rất đáng trân trọng. Vì thế, hình tượng viên quản ngục trên trang viết Nguyễn Tuân hấp dẫn không kém hình tượng người tử tù độc đáo.
_ Không chỉ biết quý trọng người tài, quản ngục còn có một tâm hồn nghệ sĩ. Mặc dù chọn nhầm nghề nhưng ông lại say mê cái đẹp và có sở thích cao quí là chơi chữ. Đó là một sở thích thanh cao, sang trọng. Biết Huấn Cao là người có tài “viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, ngục quan ấp ủ trong lòng mơ ước có một ngày xin được chữ ông Huấn, “được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Có được chữ của ông Huấn, đối với quản ngục chẳng khác nào “có một báu vật trên đời”.
+ Cuối cùng, ông Huấn cũng hiểu sở nguyện của ngục quan khi được thầy thơ lại kể cho nghe tâm sự canh cánh của ông ta trong suốt bao ngày. Ông Huấn đã chấp nhận cho chữ mặc dù tính ông vốn khoảnh, chỉ viết chữ cho tri âm tri kỉ. Ông đã nói với thầy thơ lại: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
+ Cuộc kì ngộ này còn kết thúc bằng thái độ thành kính của ngục quan khi nhận lời khuyên chân thành của tử tù. Ông Huấn đã khuyên ngục quan rời bỏ nghề này, “lui về nhà quê” để giữ lấy thiên lương rồi hãy nghĩ dến chuyện chơi chữ. Ngục quan đã “vái tử tù một vái” và nói qua dòng nước mắt: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Tất cả những việc làm, lời nói, thái độ khác thường của ngục quan từ khi tiếp nhận người tử tù Huấn Cao đã cho ta thấy ông ta có một tâm hồn nghệ sĩ, thật sự say mê, tôn thờ cái đẹp.
+ Bằng ngòi bút lí tưởng hóa, Nguyễn Tuân còn xây dựng hình tượng viên quản ngục thành người tri âm tri kỉ với Huấn Cao. Ông ta đối lập với những tàn nhẫn, lọc lừa trong đề lao. Ông chính là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Điểm đặc biệt nhất là ông ta ý thức được “mình đã chọn nhầm nghề mất rồi”, vì vậy đối diện với Huấn Cao, ông ta khép nép, nhún nhường, trở nên nhỏ bé. Ông cúi đầu trước Huấn Cao bởi ông Huấn là hiện thân của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương cao cả. Dòng nước mắt của ông khi nhận lời khuyên của Huấn Cao chứng tỏ ông đã nhận thức được ý nghĩa sâu xa trong lời khuyên đó. Cái vái lạy của ông không phải là hành động của kẻ bề dưới sợ hãi trước uy quyền của kẻ bề trên mà là biểu hiện của một người bị khuất phục, cảm hóa trước “thiên lương”. Quản ngục đúng là “một tấm lòng trong thiên hạ” mà Huấn Cao được gặp và họ đã trở thành tri âm, tri kỉ của nhau.+ Nhưng đến cuối tác phẩm thì không chỉ còn là chuyện say mê, tôn thờ mấy cái chữ đẹp nữa, mà cao hơn thế, đó là sự trân trọng, tôn thờ nhân cách cao quý của một bậc tài danh. Bị cái đẹp và nhân cách cao thượng của ông Huấn thuyết phục, viên quản ngục thực sự cảm động cũng giống như ông Huấn Cao đã cảm động trước “sở thích cao quý” và “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của ngục quan. Đó là điểm gặp gỡ để trở thành tri âm, tri kỉ của hai con người cách nhau quá xa về vị trí xã hội. Sự tri kỉ ấy được đánh dấu bằng dòng lệ và tiếng nói nghẹn ngào : “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” và kèm theo một cái vái.
+ Ta có thể tin rằng sau những lời khuyên bảo ân cần của ông Huấn, viên quản ngục đã luống tuổi ấy sẽ từ bỏ nghề bất nhân về quê ở để giữ thiên lương cho trong sạch, lành vững. Nhân vật viên quản ngục là một sáng tạo rất mực sinh động của Nguyễn Tuân, để vừa tô đậm vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật Huấn Cao, lại vừa thể hiện vẻ đẹp của một con người được cái thiện dẫn đường, mong muốn một hi vọng không lầm đường lạc lối.
5. Cảm nhận về giá trị nghệ thuật của tác phẩm:
_ Chữ người tử tù là một tác phẩm có nhiều thành công về nghệ thuật: cách tạo tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện, cấu trúc tình tiết, đối thoại và độc thoại… Nổi bật lên trên là cách khắc họa tính cách nhân vật đặc sắc. Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt từ Hán Việt rất đắt (pháp trường, tử tù, tử hình, nhất sinh, bộ tứ bình, bức trung đường, lạc khoản, thiên hạ, thiên lương, lương thiện, v.v…) tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng cho nhân vật và tác phẩm. Nguyễn Tuân đúng là bậc thầy về ngôn ngữ, rất lịch lãm uyên bác về lịch sử, về xã hội như lời Vũ Ngọc Phan đã nói: “… văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”.
_ Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao đã kết thúc cùng với sự kết thúc của thiên truyện ; trong khi đó, hỉnh tượng viên quản ngục vẫn còn ám ảnh người đọc. Ta có thể tin rằng sau những lời khuyên bảo ân cần của ông Huấn, viên quản ngục đã luống tuổi ấy sẽ từ bỏ cái nghề bất nhân, về quê ở để giữ thiên lương cho trong sạch, lành vững. Điều đó lí giải vì sao tác giả Nguyễn Tuân lại ví tấm lòng của nhân vật quản ngục như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ?”. Phải chăng qua nhân vật này, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp có một sức mạnh kì diệu trong việc cảm hóa con người?
III. KẾT LUẬN
Truyện Chữ người tử tù đã được Nguyễn Tuân sáng tạo nên bằng bút pháp lí tưởng hóa, đậm màu sắc lãng mạn. Hai nhân vật tưởng chừng ở hai thế giới đối lập cuối cùng lại trở thành tri âm, tri kỉ của nhau. Nếu Huấn Cao là hi�