Hà Tĩnh ngày nay

CSGT Hà Tĩnh đứng nhìn xe quá tải… vượt trạm cân

7 tháng sau sự cố “vỡ trận” cân xe tại Hà Tĩnh, nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại đã được mổ xẻ, trong đó có vấn đề lực lượng mỏng, công an các địa bàn nơi đặt trạm cân chưa vào cuộc… Tưởng chừng với kế hoạch mới đã được UBND tỉnh phê duyệt hết sức chặt chẽ, quyết liệt bằng viêc huy động lực lượng quân đội tham gia, việc tái cân xe tại Hà Tĩnh sẽ đem lại kết quả khả quan.

>> Vụ xe tải vượt trạm cân tại Hà Tĩnh: Bất lực và bất ổn

Tuy nhiên, câu trả lời lại không phải là như vậy, bởi lẽ ngay trong ngày cân xe đầu tiên trên QL1A, CSGT Hà Tĩnh đã bất lực nhìn xe quá tải vượt trạm…

chu thich?
Một trong 4 trường hợp bị xử phạt trong ngày cân xe đầu tiên trên QL1

Nhân viên cây xăng giúp tài xế né trạm…

10h30 sáng, phóng viên Báo Giao thông có mặt tại khu vực cân xe được đặt trong bến xe Hồng Lĩnh, ngay sát QL1A. Một điều bất thường trước đó là từ Tp Vinh sang đến đây ngót ngét 20km nhưng chiều Nam- Bắc tuyệt nhiên không có một xe tải nặng nào lưu thông.

Câu trả lời là trước đó, các xe đã đồng loạt dừng lại tại phía Nam nơi đặt trạm cân. Trong khi đó, 10 con người gồm 2 CSGT, 4 TTGT, 2CSTT, 2 KSQS đang thảnh thơi, trò chuyện xung quanh khu vực trạm cân.

chu thich?
Hình ảnh này trái ngược với quy định, CSGT phải đứng trên mặt đường QL1A để phát hiện và dừng xe có dấu hiệu vi phạm.

Tại cửa hàng xăng dầu Đậu Liêu ở khối 1, Phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh nằm cách Trạm cân khoảng 700m, hơn 10 xe tải nặng đã ngay ngắn xếp hàng dưới xự điều hành, xi nhan của…nhân viên bán xăng tại đây. Anh này còn tỏ ra khó chịu khi thấy phóng viên xuất hiện với máy quay để ghi hình.

Cách vị trí cân xe 700m, các xe tải ngay ngắn đỗ trong sân cây xăng, chờ vượt trạm.
Cách vị trí cân xe 700m, các xe tải ngay ngắn đỗ trong sân cây xăng, chờ vượt trạm.

Từ khu vực này, xuôi vào phía Nam kéo dài cả chục cây số, các cây xăng rồi nhà hàng hai ven đường đều đã kín chỗ do xe tải dừng đỗ. Xe nào đến muộn, hết chỗ thì ngang nhiên nối đuôi nhau đỗ ngay ven đường.

Khóa cửa xe vứt đó, cánh tài xế kéo đến nơi cân xe để nghe ngóng tình hình. Một lái xe tên Khang cho biết: Tiền công mỗi chuyến xe từ Sài Gòn ra Lạng Sơn, tài xế được 2,5 triệu, các tỉnh miền Trung đi thì 1,3 triệu và Tây Nguyên là 1,8 triệu. Lỗi nào của lái xe như chạy quá tốc độ, đi sai phần đường, vượt sai quy định…thì lái xe nộp, còn thuộc về hàng thì chủ hàng chịu, nên tốt nhất thấy trạm cân thì dừng, tránh bị phạt và tước GPLX.

11h30, Trung tá Nguyễn Lĩnh lập biên bản vi phạm đối với tài xế Phan Văn Hải điều khiển xe 47C 02253 chở máy công trình quá tải trọng cho phép trên 30%. Do không có giấy phép lái xe, tài xế Hải đã bị tạm giữ phương tiện.

11h45, Tổ công tác chia đôi quân số đi ăn trưa, chừng gần 10 phút sau các xe từ phía Nam ra, rồi trong các cây xăng lần lượt nối đuôi nhau qua trạm. Trung tá, Nguyễn Lĩnh, Phòng CSGT Hà Tĩnh, Tổ trưởng Tổ công tác vẫn ung dung ngồi ghế quay lưng ra QL1A. Chỉ đến khi thấy PV quay clip thì mới đứng lên di chuyển về phía trước đầu xe cân đứng và cùng lực lượng cân xe quan sát đoàn xe nối đuôi nhau qua trạm (!?).

Cây xăng hết chỗ, mặt đường QL1 thành nơi đỗ xe
Cây xăng hết chỗ, mặt đường QL1 thành nơi đỗ xe

Cân xe chưa đúng chủ trương, tinh thần trách nhiệm còn thấp

Đó là quan điểm của Đại tá Võ Trọng Hùng, Trưởng phòng CSGT tỉnh Hà Tĩnh khi phóng viên đặt câu hỏi về thực tế diễn ra, cũng như những hình ảnh từ Clip mà phóng viên ghi lại trước đó: “Chủ trương ban đầu là tập trung xử lý xe quá khổ, quá tải, cân xe là phải hạ tải, trong khi đó mấy ngày qua, việc cân xe mới chỉ dừng ở việc lập biên bản vi phạm.

Tài xế Nguyễn Văn Khang trú tại Long Biên, Hà Nội lái xe BKS 29U-8174 chở hàng hoa quả từ Gia Lai đi Lạng Sơn lý giải chuyện chạy quá tải: “Giá cước vận chuyển hoa quả hiện nay là rất quá thấp, 1 tấn dưa từ Gia Lai ra tới Lạng Sơn cước 2 triệu đồng, chi phí tất cả 40 triệu đồng cho mỗi chuyến xe. Cước thấp nên  xe 8 tấn mà tụi em phải chở đến 20 tấn hàng (gần gấp 3- PV). Nếu làm nghiêm, cước tăng lên 5 triệu/tấn, lúc đó chẳng dại gì chúng em chở nặng để hư xe và bị phạt, Còn hiện tại xe nào cũng chở gấp 3, 4 lần”.

Điều quan trọng là làm đến đâu phải dứt điểm thì mới tạo được sự răn đe, trong quy chế cân xe 24/24 thì không có lý gì để xe vượt trạm. Đối với việc xe vượt trạm mà trên đường không có CSGT là thể hiện trách nhiệm chưa cao, chúng tôi sẽ triệu tập cán bộ của mình về để làm rõ việc không thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo” Đại tá Võ Trọng Hùng thẳng thắn.

Cũng theo quan điểm của lãnh đạo Phòng CSGT Hà Tĩnh, quy chế phối hợp đã có, đó là nếu phát hiện các tình huống phát sinh thì anh em phải báo cáo về phòng hay các đầu mối liên quan để có phương án, tuy nhiên cho đến nay chúng tôi không nhận được thông tin gì.

Phó Chánh TTGT Hà Tĩnh, Trạm trưởng Trạm cân lưu động, ông Nguyễn Trần Toản cho biết: “Việc cân xe được thực hiện từ 3 đến 10/3, trong đó thực hiện cân xe được 5 ngày và đến nay mới xử lý được 14 trường hợp. Riêng ngày 10/3, ngày đầu cân xe trên QL1, phát hiện xử lý được 4 trường hợp quá tải”.

Về thắc mắc của phóng viên “xe tải nặng ngang nhiên dừng đỗ ngay tại cây xăng và ven đường để chờ vượt trạm mà không thấy công an các huyện có mặt?”, ông Toản cho rằng: “Trước khi cân xe tại các địa bàn, bản thân tôi đã làm việc với công an các huyện đó, tuy nhiên chưa có cách để xử lý những xe đỗ trong cây xăng(!?)”.

Liên quan đến con số xử lý còn quá khiêm tốn, Phó Chánh  Sở GTVT tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: “TTGT chỉ thực hiện đúng chức năng kiểm tra giấy tờ, đưa phương tiện vào cân, nếu quá tải bàn giao cho CSGT lập biên bản xử lý, việc dừng xe là của CSGT”.

CSGT ngại dừng xe, thậm chí quay lưng rồi đứng đứng nhìn xe vượt quá tải vượt trạm, công an các huyện thì không xuất hiện, kiểm soát quân sự chỉ dừng và kiểm tra các xe có biển quân đội…liệu ai sẽ dám khẳng định chủ trương tái cân xe tại Hà Tĩnh sẽ đem lại hiệu quả khi những thực tế này vẫn đang tồn tại (!?).

Tuấn Anh-Vũ Ngọc / GTVT

BÀI MỚI ĐĂNG