Hà Tĩnh: Đề nghị xử lý theo pháp luật xe khách Hồng Hà

Sáng 3/9, đại diện Ban biên tập Báo điện tử Gia đình Việt Nam đã trao đổi với lãnh đạo Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ – đường sắt (C67) – Bộ Công an về tình hình xe khách quá khổ quá tải trên Quốc lộ 1A tuyến Hà Nội – Hà Tĩnh và ngược lại.

Xe khách Hà Tĩnh nhồi nhét 77 người, CSGT ‘phớt lờ’?

Khoảng 20h ngày 29/8, xe khách mang biển kiểm soát 38B-001.35 của nhà xe Hồng Hà bắt đầu hành trình Hà Nội – Hà Tĩnh khi đã nhồi nhét thêm 20 người tại “điểm hẹn” trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Nghẹt thở trên “chuyến xe tử thần” về Hà Tĩnh

Tại quầy bán vé xe chuyến Hà Nội – Hà Tĩnh tại bến xe Nước Ngầm của Doanh nghiệp vận tải tư nhân Hồng Hà (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), khi nhân viên bán vé vừa xuất hiện đã có hàng trăm người chờ đợi.

Vụ triệt hạ rừng phòng hộ: Xin hãy cứu những ha rừng còn lại!

Chỉ đến khi rừng phòng hộ ở thôn Ba Đồng đã bị triệt hạ, thì Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục bảo vệ môi trường… mới được biết. Nghiêm trọng hơn, diện tích rừng phòng hộ ở xã liền kề cũng có khả năng bị triệt hạ, nếu không được can thiệp ngay từ bây giờ, bởi tỉnh Hà Tĩnh vẫn quyết tâm “dâng” đất cho doanh nghiệp.

Hà Tĩnh: Triệt hạ rừng phòng hộ, “dâng” đất cho doanh nghiệp

Hàng trăm cây phi lao cổ thụ 70-80 năm tuổi bị chặt phá không thương tiếc, cả dải rừng phi lao phòng hộ ven biển, có chức năng bảo vệ người dân khỏi bão tố, cát và gió biển chỉ trong một ngày bị triệt hạ, chỉ còn trơ lại một vùng cát trắngHàng trăm gốc cây cổ thụ bị chặt hạ Những ngày đầu tháng 7/2014, nhận được tin cấp báo của người dân khu tái định cư thôn Ba Đồng, thuộc xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), chúng tôi vào chứng kiến cả rừng phi lao cổ thụ ở đây bị chặt phá tan hoang. Không còn màu xanh ngút tầm mắt, với hàng trăm thân cây phi lao cổ thụ 2-3 người ôm, chỉ còn những hố cát sâu hoắm, cùng với vài ba người đàn bà đang đội nắng sàng, sảy, nhặt nhạnh những mẫu than phi lao còn sót lại. “Họ đưa máy móc vào chặt phá rừng phi lao ni cách đây một tuần rồi các chú ạ. Hàng trăm cây phi lao to rứa, mà họ chặt nhoáng trong 3-4 ngày là hết. Nhiều cây cổ thụ đẹp, họ bững lên xe đưa đi, còn lại thì cưa, xẻ lấy gỗ, phần cành, lá sót lại thì họ đốt hết”- một người phụ nữ nói với chúng tôi. Được biết, rừng phi lao cổ thụ này có từ thời Pháp thuộc, tuổi đời ít nhất cũng 70-80 năm. “Mỗi cây mọc ngay hàng, thẳng lối đều tăm tắp. Cứ cách 2m là một cây cổ thụ 2-3 người ôm. Gần trăm năm qua đã bao bọc, bảo vệ cho người dân vùng ven biển này, rứa mà họ nỡ triệt hạ chỉ để dành đất cho doanh nghiệp nuôi tôm”- ông Điểm, người dân Ba Đồng bức xúc. Theo người dân nơi đây, thì rừng phi lao cổ thụ này thuộc diện tích rừng phòng hộ ven biển bao đời nay, nhưng từ khi Công ty TNHH Grobest Việt Nam vào trình dự án nuôi tôm trên cát sạch, thì chính quyền nhẫn tâm “dâng đất, chặt phá rừng” để cho doanh nghiệp làm. Điều đáng nói, dự án này ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, cũng như sự an toàn trước mỗi mùa gió chướng của hàng trăm hộ dân vùng tái định cư, nhưng chẳng một người dân nào được thông tin đầy đủ, chỉ đến khi xe, máy của doanh nghiệp vào chặt phá rừng, thì người dân mới biết. “Ngày đơn vị thi công đưa máy móc vào chặt phá rừng, bà con trong thôn ra ngăn cản, nhưng không được, học cứ chặt, cứ phá bất chấp sự phản đối của người dân chúng tôi”- Bà Quèn, 77 tuổi cho biết.

Hà Tĩnh: 12 năm oan sai và hành trình đi tìm công lý

Từ vụ xô xát với người vợ không hôn thú, do giám định viên “ghi nhầm” tỉ lệ thương tật từ 8% thành 11% mà một người đàn ông ở Hà Tĩnh đã bị tù oan 3 tháng. Ra tù, suốt 12 năm qua, ông đòi bồi thường oan sai nhưng không cơ quan nào thực hiện, ngay cả một lời xin lỗi cũng không có.

Hoạt động quảng cáo: Cần “mạnh tay” chấn chỉnh!

Tình trạng treo biển hiệu vi phạm các quy định của Luật Quảng cáo và gây phản cảm, mất mỹ quan đô thị thời gian qua diễn ra hết sức phổ biến, khiến nhiều người dân bức xúc. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động này…

Hà Tĩnh hoạt động quảng cáo: Tự phát, thiếu chuyên nghiệp (Bài 1)

Hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên địa bàn Hà Tĩnh đang diễn ra hết sức bất cập. Đặc biệt, tình trạng biển hiệu quảng cáo nhếch nhác, treo lắp tùy tiện kéo dài trong nhiều năm qua đã gây ảnh hưởng lớn đến văn minh, cảnh quan đô thị, thậm chí còn gây hiểu nhầm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến người dân hết sức bức xúc.

Trùm giang hồ khét tiếng và đường dây ma túy ‘khủng’

Sau khi ra tù vì tội giết người và tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép, Phan Đình Tuấn (thường gọi là Tuấn “lay”, trú tại TP Vinh, Nghệ An) lại ngựa quen đường cũ, đích thân “cầm đầu” một đường dây ma túy “khủng”, vận chuyển thành công ít nhất 70 bánh heroin vào Nam tiêu thụ. Đến chuyến hàng thứ 3, y đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Hà Tĩnh: Những khuất tất trong các dự án giao thông xây dựng

Một số dự án hạ tầng, giao thông, xây dựng trong những năm gần đây tại huyện nghèo Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bộc lộ nhiều khuất tất, khiến dư luận bất bình. Ai là người đã đứng đằng sau, làm bình phong cho các nhà thầu dựa lưng, buông lỏng, sai phạm?

Tín dụng đen vùng biển Hà Tĩnh (Kỳ 3): Cạnh tranh tín dụng chính thống

Hoạt động của các tổ chức tín dụng (gọi tắt là ngân hàng) không còn xa với các vùng nông thôn, đặc biệt đã sôi động ở các địa phương vùng biển. Tuy nhiên, với điều kiện, tập quán đặc thù cùng sự bảo thủ, hạn chế trong nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân, tín dụng đen vẫn tồn tại song song bên cạnh các kênh vốn chính thống.

Tín dụng đen vùng biển Hà Tĩnh (Kỳ 2): “Khúc biến tấu” cung – cầu

Những bài học xương máu sau các vụ đổ bể; những vụ việc, bản án dở dang còn chưa có hồi kết vẫn đang làm nhức nhối không ít gia đình nạn nhân. Nhưng một sự thật đang tồn tại là: ngay ở đây, tín dụng đen vẫn còn “đất” sống với nhiều biến tấu khác nhau…

Tín dụng đen vùng biển Hà Tĩnh (kỳ 1): Những bài học xương máu

Những “cơn sóng” tín dụng đen đã khuấy đảo không ít làng biển vốn dĩ bình yên. Nhiều gia đình rơi vào cảnh trắng tay. Tình cảm anh em, bạn bè thân thiết bỗng chốc mất đi vì những món nợ kếch xù từ kiểu gửi, vay nông nổi, chộp giật mà người dân lựa chọn bởi sự tiện lợi trước mắt và ảo tưởng về nguồn lợi nhuận cao.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Hợp tác xã Lộc Hà có lợi dụng xây chợ để bán nền?

Hợp tác xã Lộc Hà có trách nhiệm tách sổ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho khách hàng trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm kể từ khi bàn giao. Thuế, phí liên quan đến việc làm sổ, khách hàng sẽ phải thanh toán theo quy định của Nhà nước.

TOP