Trận lũ kép tháng 10 vừa qua đã làm sạt lở nhiều đoạn bờ sông Ngàn Sâu trên địa bàn huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Đất lở đã uy hiếp cuộc sống người dân cùng nỗi lo mất đất sản xuất, cuốn trôi vườn tược, phá hỏng cơ sở hạ tầng… mà người dân huyện nghèo này đã dày công tạo dựng.
Có thể nói bất cứ một nơi nào dọc theo tuyến quốc lộ 22A Trường Sơn năm xưa, nhất là đoạn từ cửa rào Cời tới cửa rào Môn nằm ở địa bàn xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, ta có thể bắt gặp chi chít những hố bom, hầm hào, trận địa pháo cao xạ… đặc biệt vẫn còn rất nhiều những nấm mộ liệt sĩ nằm rải rác đó đây đợi người nhang khói. Phải nói rằng, sự hy sinh mất mát từng diễn ra trên tuyến lửa này là quá tang thương so với bất kỳ một địa danh chiến tranh nào trên đất nước Việt Nam, nhưng dường như chưa hề được nhắc đến. Chiến tranh vừa kết thúc, chúng ta đã nóng vội bắt tay ngay vào xây dựng công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ. Đập có sức chứa 370 triệu m3 nước, với chiều sâu có chỗ lên tới 17m, chiều dài hơn 30km làm ngập hàng chục km QL 22A. Một công trình lớn như vậy, nhưng do không tính đến phương án di dời nên vô tình dìm sâu xuống lòng hồ hàng ngàn ngôi mộ liệt sỹ. Gần đây hạn hạn nhiều, mực nước lòng hồ có lúc cạn xuống dưới điểm chết. Nhờ đó lực lượng bảo vệ rừng và người dân địa phương đã phát hiện được rất nhiều ngôi mộ lộ thiên dưới đó.
“Cát tặc” ngang nhiên lộng hành…
8 giờ sáng ngày 4/12, có mặt tại khu vực giáp ranh giữa hai xã Sơn Long huyện Hương Sơn và xã Đức Hòa huyện Đức Thọ chúng tôi không khỏi bàng hoàng vì tình trạng khai thác cát trắng trợn tại khu vực này. Ngay giữa lòng sông, có đến 5 chiếc xà lan đang sục những chiếc ống như vòi bạch tuộc cắm sâu vào lòng sông hút cát. Khi thấy chúng tôi tác nghiệp, những “cát tặc” tạm dừng việc hút hát và điều khiển phương tiện thủy đi về phía xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ. Nhưng khi biết chúng tôi không có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm, các đối tượng cho thuyền về vị trí cũ và tiếp tục hút cát. Hành động ngang nhiên của các đối tượng từ lâu đã gây bức xúc trong nhân dân. Ông Phạm Kính, 72 tuổi ở thôn 3, xã Sơn Long, Huyện Hương Sơn cho biết: Là người dân sinh sống ở vùng đất này từ hàng chục năm nay, tuy nhiên tình trạng hút cát trên tuyến sông này diễn ra khoảng 5 năm nay. Chúng tôi có thấy các đoàn từ tỉnh đến huyện có kiểm tra nhưng chẳng giải quyết được nạn “cát tặc”. Các cô, các chú sống ở khu vực này mới thấy hết những nỗi khổ của chúng tôi…”.