Kinh tế

Vì sao nội bộ BIDV “tranh” nhau tài trợ vốn hầm đèo Ngang?

Dự  án mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang dù chưa qua được “cửa” của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về thủ tục, nhưng hai Chi nhánh Ngân hàng BIDV Hà Tây và BIDV Hà Tĩnh đều muốn trở thành nhà tài trợ vốn chính cho công trình đường bộ qua miền Trung.

hatinh

Dù ở gần nơi triển khai dự án nhưng BIDV Hà Tĩnh đã không thắng nổi BIDV Hà Tây

Khách hàng chung

Đây là dự án kế tiếp của đường hầm thứ nhất qua Đèo Ngang do Tổng Công ty Sông Đà làm chủ đầu tư. Theo đó, với số vốn xây dựng khoảng trên 800 tỷ đồng, đường hầm thứ hai dài hơn 600m, dự kiến sau khi đưa vào khai thác sẽ có một lượng phương tiện qua lại khá ổn định, đảm bảo việc thu phí hoàn vốn và có lãi cao. Vì thế, ngay lập tức nó đã lọt vào tầm ngắm của một số nhà đầu tư hạ tầng, trong đó có “Tổng” Sông Đà.

Biết được tin trên, ngày 15/5/2015, Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hà Tây lập tức có văn bản số 705/BIDV.HT-KHDN1 gửi Tổng Công ty Sông Đà khẳng định BIDV Trung ương đã cho phép Chi nhánh Hà Tây được cấp gới hạn tín dụng ngắn hạn cho Văn phòng Tổng công ty Sông  Đà 1.300 tỷ đồng; ngoài ra, chi nhánh này còn nhắc lại mối quan hệ tín dụng khá “thân thiết” trước đó giữa “Tổng” Sông Đà và BIDV, với mục tiêu cuối cùng là trở thành nhà tài trợ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho dự án nói trên.

Trong khi đó, cuối tháng 3/2016, ông Kiều Đình Hòa – Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh cũng bút phê một văn bản gửi thẳng tới Bộ GTVT trong đó khẳng định “Tổng” Sông Đà cũng là khách hàng của chi nhánh này; đồng thời còn cho biết thêm, tại thời điểm phát văn bản, Tổng Công ty Sông Đà đang có khoản tiền gửi trị giá hơn 140 tỷ đồng tại BIDV Hà Tĩnh. “Trên cơ sở đề nghị của Tổng Công ty Sông Đà, BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh sẽ phối hợp quản lý số tiền trên của Tổng Công ty Sông Đà tại BIDV Hà Tĩnh để sử dụng cho việc thanh toán các hạng mục của Dự án mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang”, Giám đốc Kiều Đình Hòa khẳng định với Bộ GTVT.

Tóm lại, bằng những con số chi tiết, cả hai chi nhánh trực thuộc BIDV đều muốn chứng minh rằng “Tổng” Sông Đà đang có quan hệ tín dụng với mình để từ đó tiếp cận với Dự án hầm Đèo Ngang với tư cách là đơn vị tài trợ vốn.

Dự án chưa thành hình

Thông tin từ Bộ GTVT mới đây cho hay, Dự án mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang sẽ triển khai theo hình thức BOT. Và nếu trở thành chủ đầu tư của dự án, “Tổng” Sông Đà phải có đủ số vốn chủ sở hữu 130 tỷ đồng, phần còn lại là vốn vay thương mại.

Như kế hoạch đã công bố, thì dự án sẽ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý I/2016; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và đền bù giải phóng mặt bằng trong quý I và quý II/2016; thời gian xây dựng dự kiến từ quý III/2016 đến quý III/2018 và sẽ hoàn thành bàn giao công trình đưa vào khai thác trong năm 2018. Tuy nhiên, cuối tuần trước, trao đổi với PLVN, Phó Trưởng Ban Quản lý các dự án đối tác công – tư (Bộ GTVT) Nguyễn Viết Huy khẳng định: “Đơn vị đề xuất triển khai dự án vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục. Hiện tại, Bộ GTVT vẫn chưa có quyết định phê duyệt dự án.”.

Rõ ràng, về mặt pháp lý, Dự án mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngàng chưa phê duyệt khả thi, Tổng Công ty Sông Đà cũng chưa ký hợp đồng với Bộ GTVT để trở thành nhà đầu tư BOT chính thức, nhưng các Chi nhánh thuộc BIDV vẫn “tranh” nhau quyền tài trợ vốn?

“Hiện tại, chi nhánh cho vay chính đối với dự án không phải là chúng tôi như dự kiến ban đầu nữa mà là BIDV Hà Tây. BIDV Hà Tĩnh chỉ tham gia đồng tài trợ một ít thôi, khoảng vài chục tỷ thôi. Bởi theo tôi biết, thì Tổng Công ty Sông Đà muốn lựa chọn một ngân hàng ở ngoài kia (Hà Nội – PV), gần trụ sở tổng công ty để thực hiện dự án này.”, Giám đốc Chi nhánh BIDV Hà Tĩnh thông báo với PLVN.

Trường hợp này, dù không nói ra nhưng đại diện BIDV Hà Tĩnh khá tiếc nuối vì để “tuột” mất quyền làm nhà tài trợ chính cho một dự án được triển khai trên chính địa bàn do mình phụ trách? “Nói thật, đây là một khách hàng khá uy tín của chúng tôi vì số tiền mà “Tổng” Sông Đà thu được ở Dự án hầm Đèo Ngang hiện hữu là khá ổn định nên họ không khi nào quá hạn trong quan hệ tín dụng với chúng tôi”, ông Kiều Đình Hòa thừa nhận.

Có thể thấy, cả BIDV và Tổng Công ty Sông Đà đang muốn “đổ” tiền vào dự án nói trên, bởi cả hai đều nhìn thấy đồng vốn có thể sinh lời trong tương lai, nhưng điều quan trọng để dự án này có thể triển khai, tiền được giải ngân… lại đang nằm ở “cửa” Bộ GTVT, vì đến thời điểm hiện tại, chưa có văn bản nào cho thấy Tổng công ty Sông Đà là chủ của Dự án BOT nói trên.

“Tng” Sông Đà chn ai?

“Hiện tại, chi nhánh cho vay chính đối với dự án này không phải là chúng tôi như dự kiến ban đầu nữa mà là BIDV Hà Tây. BIDV Hà Tĩnh chỉ tham gia đồng tài trợ một ít thôi, khoảng vài chục tỷ thôi. Bởi theo tôi được biết, Tổng công ty Sông Đà muốn lựa chọn một ngân hàng ở ngoài kia (Hà Nội – PV), gần trụ sở tổng công ty để thực hiện dự án này”, ông Kiều Đình Hòa – Giám đốc Chi nhánh BIDV Hà Tĩnh.

Võ Tuấn

  Từ khóa: BIDV , nơi bờ , hầm đèo Ngang

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP