Chính sách

Thông tin thu hút, xúc tiến đầu tư huyện Thạch Hà

Một trong những điểm nhấn khác biệt của huyện Thạch Hà là trong thời gian qua đã tập trung nhiều giải pháp một cách sáng tạo, quyết liệt để về đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội. Đến nay trên địa bàn huyện đang triển khai dự án đầu tư lớn như: Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Dự án Nhà máy bia Công suất 50 triệu lít năm; Dự án Nhà máy bê tông thương phẩm và cấu kiện công nghệ cao của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải Viết Hải; Dự án sản xuất rau củ quả công nghệ cao trên đất cát ven biển tại các xã Thạch Văn (215ha), Thạch Trị (80ha), Thạch Lạc (12ha); Dự án nuôi cá bơn, cá mú, tôm công nghệ cao của các đơn vị như: Công ty TNHH Như Nam (5,3ha), Công ty CPXL Thành Vinh (12,5ha), Công ty CPXD Hồng Ngọc (8,3ha), Công ty TNHH Sao Đại Dương tại xã Thạch Trị, Thạch Lạc (17,7ha); dự án Trung tâm mua bán ô tô của Công ty CP quốc tế Dũng Lạc (103,4 tỷ); Dự án nhà máy chế biến nông sản của Công ty Cổ phần STEVIA VENTURES (4,8ha); Dự án đầu tư xây dựng Chợ thị trấn Thạch Hà (160 tỷ) theo hình thức BOO, nhà đầu tư là HTX Đầu tư – Xây dựng – Khai thác – Kinh doanh chợ Hải An, thành phố Bắc Giang; Dự án trồng bười và gừng tại xã Bắc Sơn của Công ty TNHH tư vấn và phát triển nông sản BATO với diện tích trên 160ha và nhiều dự án khác đã và đang tham gia đầu tư tại huyện, tổng vốn đầu tư các dự án trên 20.000 tỷ đồng. Chín tháng đầu năm 2015 toàn tỉnh đã thu hút được 46 dự án đầu tư, trong đó Thạch Hà có 16 dự án.

  1. Giới thiệu chung:

Untitled

Ngày 19/9/2015 Huyện Thạch Hà tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, đây là một Hội nghị quy mô cấp huyện được tổ chức lần tiên, nhưng đã để lại nhưng dấu ấn và kết quả rất quan trọng. Tham dự Hội nghị có trên 250 Doanh nghiệp, nhà đầu tư từ trong và ngoài nước tham dự, tại Hội nghị đã ký 22 biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, đến nay đã và đang triển khai được 14 dự án. Đây được xem là những thành công và bước đột phá mạnh mẽ của huyện Thạch Hà.

  1. Giới thiệu tiềm năng, lợi thế của huyện Thạch Hà.

hatin24h1 hatin24h2

hatin24h

hatin24h hatin24h1

Hình 1, 2, 3

  1. Danh mục các dự án thu hút đầu tư:

Hình 4

3.1. Nội dung chi tiết các Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp: (nén kín)

  1. Vùng Tây Nam
  2. Lĩnh vực trồng trọt:
  3. Đối với sản phẩm Lúa chất lượng cao:

– Quy hoạch, kêu gọi đầu tư, liên kết sản xuất lúa chất lượng cao 1.275ha, tại Thạch Tân (175ha), Thạch Lâm (75ha), Thạch Hương (100ha), Thạch Đài (200ha), Thạch Xuân (200ha), Thạch Lưu (75ha), Thạch Vĩnh (200ha)…

– Kêu gọi đầu tư sản xuất 130ha vùng lúa giống được phê duyệt Quy hoạch tại Quyết định 3814/QĐ-UBND, ngày 17/12/2012 của UBND tỉnh, cụ thể: Thạch Đài 39ha (Xứ đồng Nương Xỉnh, Đồng Kìn, Đồng trọt, Tây mọ hộ), Thạch Vĩnh 10ha (Đồng Cầu), Thạch Tân 29ha (Cửa chùa, Đồng mậu), Thạch Hương 32ha (xứ bàu), Thạch Xuân 20ha (Đồng Lườn, đồng Lân).

  1. Đối với sản phẩm rau củ quả thực phẩm:

– Quy hoạch, kêu gọi, liên kết sản xuất rau củ quả thực phẩm theo hướng Vietgap 169ha, tại Thạch Xuân 30ha (vùng cao thổ), Thạch Vĩnh 20ha (Đồng đưng, cửa trấp, nhà trẻ, cồn mô), Thạch Lưu 30ha (đồng đùng, ông cu, cồn tra, cồn trôi), Thạch Đài 25ha (Biền hối, Đội cầu, cồn trường, Sở Đan), Bắc Sơn 40ha, Thạch Tân 5ha (Mỹ triều), Thạch Lâm 14ha (la xá, kỷ các)…

  1. Đối với sản phẩm nấm: Liên kết đầu tư phát triển sản xuất nấm ăn trên tất cả các xã; mỗi xã có diện tích lán trại từ 0,5 – 1,5ha, chủ yếu sản xuất trong vườn hộ gia đình, mỗi hộ tối thiểu 200m2 lán trại, quy hoạch liền kề để thành vùng sản xuất tập trung hàng hóa quy mô lớn; sản lượng nấm thương phẩm hàng năm khoảng 750 tấn các loại.
  2. Đối với sản phẩm hoa, cây cảnh:

– Quy hoạch Hoa và cây cảnh: Quy hoạch, kêu gọi trồng Hoa tại Xuân Sơn xã Bắc Sơn (15ha), Bãi bồi khe cửa ải Thạch Xuân (5ha), Thạch Vĩnh (5ha) phấn đấu đến năm 2020 có 25ha trồng hoa; cải tạo vườn tạp, vườn đồi có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây đào cảnh tại các xóm Bàu am, Hương xá, Thiên Thai, Dốc Anh Quỳnh – Thạch Vĩnh (50ha) và xóm Xuân Sơn, Kim Sơn, Tây Sơn xã Bắc Sơn (60ha), quy hoạch trồng liền kề các vườn hộ với nhau để hình thành vùng sản xuất quy mô lớn.

  1. Đối với sản phẩm cam chanh, Bưởi: Kêu gọi đầu tư, liên kết sản xuất trên diện tích vườn, đồi; đặc biệt là các xã ven trà sơn; vùng sản xuất tập trung, Bắc Sơn (150ha), Nam Hương (200ha), Thạch Xuân (200ha), Thạch Điền (150ha) được lấy trên đất chuyển đổi từ trồng rừng hiệu quả thấp. Ngoài ra kêu gọi doanh nghiệp liên kết với người sản xuất một số khâu để phát triển diện tích trong vườn đồi, vườn hộ gia đình.
  2. Đối với lĩnh vực Chăn nuôi:

– Kêu gọi đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi lợn, bò, gia cầm tập trung theo hướng công nghiệp giai đoạn 2015-2020 gắn với Quy hoạch phát triển trang trại chăn nuôi, trang trại chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định 1281/QĐ-UBND, ngày 14/4/2015 của UBND tỉnh.

  1. Chăn nuôi lợn Thương phẩm và Lợn nái:

+ Kêu gọi đầu tư vào các vùng Quy hoạch chăn nuôi lợn Thương phẩm quy mô lớn và chăn nuôi lợn nái ngoại tập trung tại vùng Trại mới – xã Thạch Đài (60ha); vùng Bãi cát, Đập Bún – xã Thạch Lưu (30ha); Vườn Toàn – Thạch Hương (10ha), Đồng Quan – Thạch Điền; Đồng Cồn trường, đồi Cơn mít – Bắc Sơn đưa vào phát triển các trang trại lợn thịt quy mô từ 500 con trở lên.

  1. Chăn nuôi Bò và gia cầm:

+ Tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các vùng Động Trúc – Nam Hương, Hoang Dầu – Thạch Hương; đồng cơn bứa, làng ngà, cựa rộ – Thạch Vĩnh; đồng Ao quan trửa – Thạch Đài, Hạ bò vàng – Thạch Xuân.

III. Đối với lĩnh vực Lâm nghiệp:

– Tiếp tục kêu gọi phát triển diện tích rừng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến MDF, bột giấy, ván nhân tạo,… tại các xã trà sơn, gắn với việc đẩy mạnh thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010 – 2015 định hướng đến năm 2020 của huyện; đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

  1. Vùng Bắc Hà.
  2. Lĩnh vực trồng trọt
  3. Đối với sản phẩm lúa chất lượng cao: Quy hoạch và kêu gọi liên kết sản xuất 2.000ha tại Thạch Liên 300ha, Thạch Kênh 300ha, Việt Xuyên 150ha, Phù Việt 150ha, Thạch Long 50h, Thạch Sơn 50ha, Thạch Ngọc 300ha, Thạch Thanh 250ha, Thạch Tiến 200ha, Ngọc Sơn 100ha, Thị Trấn 150ha. Thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất lúa giống giai đoạn 2011 – 2020 được phê duyệt tại Quyết định 3814/QĐ-UBND, ngày 17/12/2012 của UBND tỉnh, cụ thể: Thạch Kênh 35ha (Xứ đồng Mụ Xạ thôn Tri Lễ 15ha, Lối Ao xóm 6 20ha), Thạch Liên 15ha (Đồng Quang), Thạch Thanh 12ha (Làng Nồi, Cổng Địa),
  4. Đối với sản phẩm rau, củ quả thực phẩm: Quy hoạch và kêu gọi đầu tư sản xuất 220 ha rau củ quả theo hướng Vietgap tại: Thạch Kênh 10ha, Thạch Liên 30ha, Việt Xuyên 30ha, Phù Việt 25ha, Thạch Long 10ha, Thạch Sơn 10ha, Thạch Thanh 15ha, Thạch Tiến 30ha, Thạch Ngọc 30ha, Ngọc Sơn 15ha, Thị trấn Thạch Hà 10ha. Trong đó phối hợp với công ty TNHH Một thành viên giống và vật tư nông nghiệp Mitraco đưa vào sản xuất vùng màu tại xã Thạch Tiến để khảo nghiệm các loại giống cây trồng cạn phục vụ cho việc cung ứng các loại cây trồng trên toàn huyện.
  5. Đối với sản phẩm nấm: Kêu gọi liên doanh, liên kết phát triển sản xuất trên toàn vùng . Định hướng diện tích mỗi xã từ 0,5 – 1ha lán trại, sản lượng mỗi xã đạt từ 60 – 70 tấn nấm các loại mỗi năm.
  6. Lĩnh vực chăn nuôi
  7. Chăn nuôi lợn Thương phẩm và Lợn nái

+ Quy hoạch chi tiết và kêu gọi đầu tư vào các vùng chăn nuôi lợn tập trung trong đó tập trung ưu tiến đầu tư trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại cấp bố mẹ quy mô từ 300 con trở lên tại Đập Cầu Trắng, Thôn Trung Tâm xã Ngọc Sơn và quy mô 150 con tại xứ đồng Kẻ Bạng, thôn Trằm xã Thạch Tiến đồng thời đầu tư 2 trang trại lợn thịt quy mô từ 500 con trở lên tại Ngọc Sơn, Việt Xuyên.

  1. Chăn nuôi bò và gia cầm

+ Kêu gọi đầu tư Phát triển các trang trại chăn nuôi bò kết hợp nuôi gia cầm quy mô lớn tại Phù Việt 3ha (Đồng Mý, thôn Trung Tiến), Thạch Sơn 6,3ha (Đập Dung Tẻo), Thạch Tiến 3,7ha (Xứ Cơn Dài thôn Long Minh), Việt Xuyên 4ha (vùng Rai Rai thôn 4). Tổ chức thực hiện tốt việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, phấn đấu đến cuối năm 2015 có 100% gia súc gia cầm được giết môt tại lò môt tập trung xã Việt Xuyên và Thị trấn Thạch Hà.

III. Lĩnh vực Thủy sản:

Đối với sản phẩm tôm: Quy hoạch, xây dựng và phát triển liên vùng nuôi tôm thâm canh với diện tích 54ha tại: Thạch Sơn 20ha, Thạch Long 22ha, Thị Trấn Thạch Hà 12ha. Thực hiện nuôi các sản phẩm nước ngọt theo đúng Quyết định 3927/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 – 2015 định hướng 2020 đồng thời đưa vào sản xuất 70ha đất nuôi trồng thủy sản tại vùng Yên Vũ xã Thạch Kênh, ngoài ra tiếp tục phát triển nuôi cá lồng bè tại Thạch Sơn.

  1. Vùng Bãi ngang
  2. Lĩnh vực trồng trọt:
  3. Đối với sản phẩm lúa hàng hóa:

Quy hoạch và kêu gọi xúc tiến đầu tư xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, cụ thể các vùng sản xuất gồm:

– Xã Thạch Khê 02 vùng tập trung tại Sác Rộng, Sác Hiểm, và các cánh đồng dọc theo tuyến QL 15B, tổng diện tích 100 ha;

– Thạch Hội: Quy hoạch 300 ha lúa, diện tích tập trung tại Đồng Mua, Đồng Bàng; Đồng Đất Đỏ; Đồng Nương Cộ; đồng Cử Phái, Trung Thai, Đồng Om.

– Thạch Lạc: Quy hoạch tập trung tại xứ đồng Nhà Đắc 70 ha; vùng giống tại thôn Quyết Tiến, Trung lạc 5 ha.

– Thạch Thắng: Tổng diện tích trồng lúa 250 ha, bố trí trải đều trên toàn bộ xã. Trong đó quy hoạch 8 vùng tập trung liền kề tại các xứ đồng: Đồng Lộ Bồ, Đồng Cựa, Đồng Rượng, Đồng Pheo, Đồng Nhà Trồi, Đồng Nhà Mót, Đồng Hạ Tùng.

– Thạch Trị: Tổng diện tích 50 ha, bố trí cụ thể tại các vùng Vùng Đội Cựa, Đồng Cầu, Vùng Đồng Săng, Vùng dọc kênh N9 và phía Tây Nam,

– Thạch Văn: Quy hoạch tổng diện tích 150 ha, bố trí tại các vùng Đồng Rộ, Đồng Phốc, Đồng Ruộng Mậu, Đồng Đưng Phủ, Đồng Cồn Nậy, Đồng Cồn Lác, Đồng Nước Chảy, Ruộng Xe, Đưng Bát

– Tượng Sơn: Quy hoạch diện tích 150 ha, bố trí trải đều trên toàn địa bàn, tập trung tại các xứ đồng cụ thể: Thượng Đập hà, Đồng Mẻo, Đồng Nậy, Đồng Mới, Cồn Hao, Đồng Phú, Đồng Đình, Sác Hà, Cột Điếm…

  1. Đối với sản phẩm rau, củ, quả thực phẩm

– Tiếp tục triển khai thực hiện và kêu gọi đầu tư liên kết sản xuất rau củ quả theo Hướng Viepgap tại các vùng Bắc Giang, Bắc Bình, Hà Thanh, Thượng Phú xã Tượng Sơn (60ha); Đội Lèn, Đồi Cựa xã Thạch Đỉnh (10ha); Vùng Đồng Tâm, Lối Sác xã Thạch Lạc (30ha); Vùng Đồng trằm xã Thạch Trị (20ha) và Đại Hải xã Thạch Hải (5ha); vùng Re Re Thạch Thắng (20ha), Thạch khê 20 ha…

– Đối với vùng sản xuất rau củ quả công nghệ cao trên đất cát ven biển: kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư liên kết sản xuất tại Bắc Dinh, Hồng Dinh – Thạch trị (84ha); Bắc Lạc, Quang Lạc – Thạch Lạc (12ha); Bắc Văn, Tân văn, Đông văn – Thạch Văn (215ha); Thượng Hải, Bắc Hải, Liên Hải – Thạch Hải (65ha), Bàu đình, bàu làng, Bàu sim, bàu cỏ, hồi chùa – Thạch Khê (47,5ha).

  1. Đối với sản phẩm lạc:

Quy hoạch và kêu gọi đầu tư các vùng tập trung chủ yếu như sau:

– Thạch Đỉnh 100 ha, bố trí chủ yếu tại các xứ đồng: Đồng Tâm, Đồng Bờ Treo…

– Thạch Hải 100 ha, bố trí chủ yếu tại các xứ đồng: Đội khe – Bắc Hải; Bàu Hang – Nam Hải; Vụng Trên, Vụng Dưới, Sen Trong – Thượng Hải; Khe Dưới, Hảo Hoan, Cồn Hội, Bong Bóng – Đại Hải; Bang Trong, Trạng Bộp, Đội Khe – Liên Hải (Quy hoạch sẽ điều chỉnh phù hợp với lộ trình GPMB mỏ sắt);

– Thạch Hội 100 ha, bố trí chủ yếu tại các xứ đồng: Đồng Đội Trùa Đồng Nương Cộ; Đồng Trọt; Đồng Đội Trạng; Bàu Tràm; Đồng Khe Hội Tiếp.

– Thạch Khê 120 ha, bố trí chủ yếu tại: Đồng Thanh Cao, Hói Chùa, Đồng Cửa Làng, thôn 10, vùng hạ kênh N9, từ hồ sen vào thôn Tân Hương.

– Thạch Lạc 200 ha, bố trí chủ yếu tại các xứ đồng: Hòa Lạc, Vĩnh Thịnh, Thanh Sơn…

– Thạch Thắng 150 ha, bố trí chủ yếu tại các xứ đồng: Nam Cầu Đạo; Nương Mẫu; Đồng Chiêu Liệu,…

– Thạch Trị 180 ha, bố trí chủ yếu tại các xứ đồng: Đồng Trằm,Đồng Lối Nơi, Đồng Lối Ky, Đồng Săng, Đồng Lạch Chùa, Đồng Khe Khả, Đồng Trèn

– Thạch Văn 120 ha, bố trí chủ yếu tại các xứ đồng: Đồng Cựa Trường, Đội Đầu, Lùm Đưng, Vườn Dược.

– Tượng Sơn 130 ha, bố trí chủ yếu tại các xứ đồng: Đông, tây làng cộ, Phụ Cầu thôn Thượng Phú, Hạ Bái – thôn Bắc Bình, Đội Rai, Đội Hội thôn Sâm Lộc, Đội Vườn thôn Đoài Phú, Hòa Mỹ ; Đội lối, Cồn Tràng thôn Phú Sơn.

  1. Lĩnh vực chăn nuôi:

Chăn nuôi, bò, gia cầm

– Quy hoạch và kêu gọi đầu tư vào 6 vùng tập trung tại các xã: Thạch Khê: 10,6 ha (vùng 1: 3,6 ha vùng Nam Cửa Khe Bắc thôn Phúc Lan, vùng 2: 7 ha Đồng Cồn Trại Thôn Long Giang; quy hoạch nuôi bò 12ha Đồng Sác Rộng – Thôn Long Giang ) Thạch Hải: 6 ha (Xứ đồng Đồi Phổi Thôn Bàu Hang – Bắc Hải), Thạch Trị: 20ha (Đồng Trạng Dài – Thôn Bắc Dinh), Thạch lạc: 4ha (Đồng Bàu Mưng – Thôn Quang Lạc), Thạch Hội; 3,6 ha (Đồng Dưng – Liên Phố), Tượng Sơn: 10 ha (Cồn Trữa Thôn Thượng Phú).

III. Lĩnh vực Thủy sản, diêm nghiệp:

  1. Đối với sản phẩm tôm, cá nước lợ:

Kêu gọi đầu tư vào các vùng nuôi tôm trên cát tại vùng dọc theo đường 19/5 thuộc các xã Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Hội; vùng nuôi tôm thâm canh trong ao đất tại Tượng Sơn, Thạch Bàn, Thạch Khê, cụ thể:

Thạch Bàn 60 ha: Quy hoạch tại khu vực ven đê biển (vùng 773) và vùng hồ nuôi SUMA;

Thạch Đỉnh 10 ha: Quy hoạch vùng bãi bồi sông Rào cái thuộc địa phận thôn Tây Sơn;

Thạch Hội 15 ha quy hoạch trên vùng cát thôn Hội Tiến;

Thạch Khê quy hoạch 2 vùng với tổng diện tích 24 ha tại Thôn Long Giang;

Thạch Lạc 20 ha nuôi tôm trên cát tại Thôn Bắc Lạc;

Thạch Trị 200 ha, Quy hoạch tại thôn Đại Tiến (Vùng tôm Việt Mỹ cũ và Khu vực quy hoạch cá bơn, cá mú tôm công nghệ cao đã được UBND tỉnh phê duyệt).

Tượng Sơn 78 ha tại Thôn Bắc Bình và các khu vực dọc theo đê Hữu Phủ.

  1. Cá bơn, cá mú:

Trên cơ sở thành công bước đầu thử nghiệm tại vùng nuôi đã quy hoạch tại xã Thạch Trị, Thạch Lạc, tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các vùng Thạch Bàn (5ha), Thạch Hội (5ha), Thạch Hài (5ha), Thạch lạc (15ha), Thạch trị (20ha).

  1. Đối với sản phẩm khai thác:

Quy hoạch bố trí khu neo đậu, tránh trú và hậu cần dịch vụ nghề cá tại xã Thạch Bàn; Rà soát và lập các tiểu dự án đầu tư nạo vét, xây dựng một số bến thuyền trên hệ thống sông Vách Nam, Sông Cày, Sông Rào Cái.

  1. Đối với sản phẩm muối:

Quy hoạch và kêu gọi đầu tư 40 ha diện tích sản xuất muối tại xã Thạch Bàn để tập trung đầu tư nâng cấp theo hướng sản xuất gắn với chế biến theo công nghệ hiện đại.

3.2. Nội dung chi tiết các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch (nén kín):

* Về Công nghiệp:

– Cụm công nghiệp Phù Việt, 39ha, tỷ lệ lấp đầy 24%, với các lĩnh vực ưu tiên: Chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may.

Theo quy hoạch phát triển cụm Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trên địa bàn huyện Thạch Hà được quy hoạch thêm 01 Cụm công nghiệp Lưu Vĩnh với diện tích dự kiến 15ha phục vụ chế biến nông sản và Cụm Công nghiệp phụ trợ Thạch Khê diện tích dự kiến 50ha phục vụ sản xuất đa ngành, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất sắt thép phục vụ khu khai thác Mỏ sắt Thạch Khê. UBND huyện thông tin tới các doanh nghiệp để biết, tìm hiểu và tiến hành hợp tác đầu tư.

* Về Thương mại – Dịch vụ:

– Theo quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 có định hướng đến năm 2025 (tại Quyết định số 4112/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 của UBND tỉnh), huyện Thạch Hà sẽ xóa bỏ đưa ra khỏi quy hoạch 03 chợ (chợ Thạch Trị, chợ Cày Sáng – Thị trấn Thạch Hà và chợ Đàng – xã Thạch Hải). Trong những năm qua thực hiện chính sách phát triển thương mại nông thôn gắn liền với thực hiện Tiêu chí Nông thôn mới đặc biệt là việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/3014 của UBND tỉnh, cấp ủy chính quyền từ cấp huyện, tới cơ sở đang tập trung quyết liệt triển khai chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo đúng kế hoạch; Trong đó chú trọng đầu tư nâng cấp các chợ nông thôn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý của các doanh nghiệp, HTX đối với các hoạt động kinh doanh trong chợ để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất cũng như dần đưa hoạt động thương mại vào khuôn khổ, đúng quy định. Đối với các chợ đầu mối, tập trung kêu gọi thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, tận dung tối đa các chính sách hỗ trợ của nhà nước để phát triển chợ trở thành nơi cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho các chợ dân sinh trong khu vực.

Thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, quản lý và kinh doanh các chợ có tính chất chợ đầu mối:

+ Chợ Đồn xã Thạch Điền: Tổng mức đầu tư xây dựng chợ dự kiến khoảng 5 tỷ đồng, kinh phí mua tài sản trong chợ 3 tỷ đồng, thời gian dự kiến giao quản lý, khai thác, kinh doanh tối đa 49 năm.

+ Chợ Già xã Thạch Kênh: Tổng mức đầu tư xây dựng chợ dự kiến khoảng 3.2 tỷ đồng, kinh phí mua tài sản trong chợ 0,6 tỷ đồng, thời gian dự kiến giao quản lý, khai thác, kinh doanh tối đa 49 năm.

+ Chợ Tượng Sơn: Dự kiến xây dựng chợ đạt tiêu chuẩn chợ hạng III, trở thành chợ đầu mối cho khu vực các xã Vùng Bãi Ngang và một số xã, phường lân cận của huyện Cẩm Xuyên và thành phố Hà Tĩnh.

Bên cạnh đó, khuyến khích nhà đầu tư tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tế ở các chợ trên địa bàn các xã, thị trấn để tìm thấy cơ hội và tiến hành hợp tác, đầu tư, xây dựng, kinh doanh chợ.

– Đầu tư vào các cụm điểm Thương mại tập trung:

Kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng vào Các Cụm, điểm Thương mại tập trung như cụm THương mại dịch vụ Thạch Long, phát triển cụm, điểm thương mại dịch vụ của huyện cũng như quy hoạch Nông thôn mới các xã như: Cụm dịch vụ – thương mại xã Thạch Đài; Điểm thương mại tập trung xã Phù Việt, điểm thương mại – dịch vụ xã Thạch Khê.

* Về đầu tư kinh doanh, cung ứng dịch vụ tại các điểm du lịch:

Tập trung thu hút đầu tư các địa điểm kinh doanh, cung ứng dịch vụ tại các Khu du lịch trên địa bàn như Bãi tắm Thạch Hải, Khu du lịch biển Văn – Trị (hiện nay huyện đang tập trung lập quy hoạch, chi tiết trình UBND tỉnh phê duyệt), tập trung vào các công trình: Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi, giải trí, nghĩ dưỡng…

  1. Giới thiệu một số chính sách đang được thực hiện để khuyến khích đầu tư trên địa bàn.

* Các chính sách của tỉnh Hà Tĩnh:

Đồng hành cùng các chính sách khuyến khích trong đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn của Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh, Chúng tối xin được trân trọng giới thiệu đến quý đơn vị:

* Huyện Thạch Hà:

  1. Tập trung quyết liệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chính sách khuyến khích trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn;
  2. Ban hành thêm một số chính sách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới như: Quyết định số 125/QĐ-UBND ngày 09/01/2014 ban hành quy định hỗ trợ chính sách đóng tàu xa bờ; Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 10/4/2015 ban hành quy định một số Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 2259/QĐ-UBND ngày 20/5/2015 ban hành có chế hỗ trợ khuyến khích các xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nông thôn mới.
  3. Đang tập trung các nguồn lực để ưu tiên cho các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh đầu tư trong các lĩnh vực: Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp; sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ tại các cụm Công nghiệp, kinh doanh chợ.

* Hỗ trợ của Dự án SRDP Hà Tĩnh:

Dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo tại tỉnh Hà Tĩnh (SRDP) được Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) tài trợ từ năm 2014 đến 2018 trên địa bàn 50 xã của 10 huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Trong đó huyện Thạch Hà Dự án SRDP Hà Tĩnh hỗ trợ đầu tư vào 6 xã, bao gồm: Tượng Sơn, Thạch Thanh, Thạch Văn, Thạch Long, Thạch Bàn và Thạch Vĩnh.

Hình 5.

  1. Các chính sách đang được áp dụng hiện hành:

Danh mục, kèm theo link các văn bản chính sách, có file riêng.

  1. Báo đầu tư phỏng vấn đồng chí Chủ tịch UBND (hình 6).

Xem chi tiết

http://thachha.gov.vn/dautu.rar
Hệ thống các chính sách:
http://thachha.gov.vn/chinhsach.rar

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP