Người đương thời

'Campuchia không chỉ rộng cửa với tôi'

Vina Mart, nằm tại 310 Monivong Blvd Sangkat Chak Tomouk, Khan Daun Penh, một đường nội thành Phnom Penh, Campuchia. Hằng ngày, có cả ngàn lượt khách tới mua sắm, thưởng thức món ăn Việt.

“Chợ Việt” tấp nập, bày bán hàng trăm mặt hàng tiêu dùng, có tổng diện tích gần 1.000 m2 này là thành quả hơn 7 năm nỗ lực của Phạm Quốc Khánh, người đàn ông tuổi hổ (sinh năm 1974), quê Hà Tĩnh, có tên Campuchia là Sok Kha. Anh cũng là Giám đốc Công ty Thương mại, Xuất nhập khẩu VIETCAM.Hiểu tâm lý người bản xứLần đầu qua thăm người nhà làm việc ở Phnom Penh, Quốc Khánh thấy hàng hoá tại các chợ ở đây hầu hết là nhập nhưng không phong phú. Năm 2002, anh quyết định đầu tư sang Campuchia. Quốc Khánh đã khởi nghiệp đến… hai lần. Bởi sau khi khai trương chừng một tháng, siêu thị bị cháy, do thợ làm bảng hiệu gây chập điện. Coi khó khăn ban đầu là đương nhiên, anh gom vốn đầu tư lại.Xác định muốn có thị phần tại nước bạn, phải nhờ người sở tại quảng bá sản phẩm. Quốc Khánh tuyển một đội tiếp thị chủ yếu là người Campuchia, để họ thử sản phẩm, nhận những lời góp ý từ họ và hướng dẫn cho họ cách tiếp cận, giới thiệu hàng với khách. Thấu hiểu tâm lý người Phnom Penh là chuộng hàng ngoại, có hình thức bắt mắt, anh in ấn mẫu mã sinh động, tem, lo go to hơn bình thường. Tuy nhiên, anh vẫn giữ thương hiệu, xuất xứ Việt, với mong muốn khuếch trương được sản phẩm nước mình. Người tiêu dùng Campuchia tự kiểm định chất lượng hàng hóa, với thói quen dùng một loại sản phẩm, nên Quốc Khánh tâm niệm chỉ giới thiệu tại đây những sản phẩm tốt của Việt Nam. Từ quần áo, bánh kẹo, sữa đến thịt, cá, nước tương, nước mắm…, anh đều lùng mua tận nơi sản xuất và bán tận tay người sử dụng, để đảm bảo chất lượng và đặc trưng mặt hàng. “Sự chung thuỷ với một loại sản phẩm là một thách thức. Tuy nhiên, tôi nghĩ, mẫu mã đẹp đi liền với chất lượng tốt thì trước sau cũng giành được thiện cảm của khách hàng ở đây”, anh Khánh chia sẻ.Không nói cụ thể về doanh thu nhưng Quốc Khánh cho biết, khách đến Vina Mart không ngừng tăng. Anh thường làm những khảo sát nho nhỏ tại siêu thị để tìm hiểu nhu cầu, tiếp thu ý kiến đóng góp của khách. Chưa kể, tận dụng mặt bằng, buổi sáng, Vina Mart còn kinh doanh Phở, bún bò Huế và trưa là cơm văn phòng, với hơn 100 món ăn Việt. Trong đó, có canh cua rau đay, lòng lợn – mắm tôm, tương, cà… Theo lời chị Phương Lan, một du khách từ Hà Nội sang thăm Campuchia đầu tháng 7, “món Phở này không khác phở Hà Nội”.

Thực hiện bổn phận như người CampuchiaGia đình sống tại TP HCM, tháng đôi lần về Việt Nam, nhưng Quốc Khánh tâm sự, anh làm ăn và sống ở đâu thì nơi đó cũng là nhà. Anh luôn cư xử chân tình với khách hàng, người dân bản địa. Chưa thạo tiếng Campuchia, Quốc Khánh học bằng cách trò chuyện hằng ngày với người bản địa. “Lạ người, lạ nước, lạ ngôn ngữ nhưng cái thuận lợi của tôi chính là… sự quyết tâm. Từ chỗ nói chuyện bằng “lắc, gật” đầu và “tứ chi”, trong khoảng vài tháng, tôi có thể giao tiếp tương đối bình thường và tạo được mối quan hệ tốt với người dân ở đây”, anh kể.


Như hầu hết hàng quán ở Phnom Penh, Vina Mart thường đóng của vào 21 – 22h. Tuy nhiên, Vina Mart vẫn để lại mấy bộ bàn ghế và một bình nước miễn phí, để khách ngồi khuya thoải mái trò chuyện. Khi có khách quen, Quốc Khánh sẵn sàng hàn huyên cùng họ. Anh cho biết, người Campuchia thật thà, tốt bụng và khi đã tin tưởng thì họ cũng khá cởi mở. Anh ăn Tết ở đây nhiều lần, thấy vui, ấm cúng như ở gia đình mình.Khoảng 1 – 2 tháng, anh lại cùng Uỷ ban người Việt ở Campuchia hoặc các tổ chức sở tại đến thăm trại trẻ mồ côi, người nghèo, neo đơn…, tặng quà, tiền. “Tôi nghĩ đơn thuần đây là một cách tri ân những người đã tạo điều kiện cho mình làm ăn, sinh sống. Tôi xác định có bổn phận đóng góp như người dân Campuchia”, Quốc Khánh nói.Quốc Khánh cũng chia sẻ, anh đang mở thêm ngành hàng và phạm vi kinh doanh tại Campuchia. Theo ông chủ Vina Mart, thị trường 14 triệu dân này không chỉ rộng cửa với anh bởi sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về tự nhiên, tập quán sinh hoạt. Campuchia có thể là mảnh đất lành với nhiều doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam…, đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp: nông sản, phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm.


Thanh Nga

BĐV

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP