Vũ Quang

Vũ Quang: Trại lợn của cán bộ xã 'hành hạ' người dân từng ngày

Gần một năm nay, hàng chục hộ dân ở xã Hương Minh phải sống cùng mùi hôi thối của chất thải từ 2 trại chăn nuôi lợn xả ra môi trường. Điều đáng nói là cả hai trại lợn này đều thuộc quyền sở hữu của cán bộ xã.

Nhận được phản ánh của người dân xã Hương Minh, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân tại đây.


Theo sự chỉ dẫn của người dân trong xã, chúng tôi tìm đến khu vực có hai trại chăn nuôi lợn quy mô lớn. Cả hai trại lợn trên được xây dựng giữa vùng đất trũng, hai bên là sườn núi, cách đường Hồ Chí Minh và khu dân cư khoảng 400m.




Người dân cho biết, một trong hai trại nuôi lợn này là của ông Phạm Văn Đức – Bí thư Đảng ủy xã Hương Minh, được đưa vào sử dụng từ năm 2011. Trại còn lại là của Hợp tác xã chăn nuôi lợn Hương Minh (gồm 4 hộ gia đình, trong đó có cả hộ ông Đức – Bí thư Đảng ủy xã và hộ bà Đỗ Thị Mai Hương – cán bộ ủy UBND xã Hương Minh).


Mặc dù hai trại chăn nuôi lợn có quy mô rất lớn nhưng chủ nhân của hai trại này lại không thực hiện đúng quy trình xử lý chất thải, không đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường.


Hàng ngày, toàn bộ chất thải của 2 trại lợn trên được xả thẳng ra khe suối, đập nước. Theo ghi nhận của chúng tôi, nước thải và phân lợn từ chuồng trại của ông Đức được xả thẳng ra khe Cấu, rồi những thứ bẩn thỉu này lại chảy ra đồng Suối (khu vực trồng lúa của người dân). Bên cạnh đó, chất thải tương tự từ chuồng trại của Hợp tác xã lại xả ra đập nước Khe Sai, là đập nước tưới tiêu của xã.



Dòng nước ở các khe suối bị ô nhiễm nặng vì chất thải từ chuồng trại lợn
xả ra, có những đoạn khe bị đóng váng đặc quánh, bốc mùi hôi thối.

Dòng nước ở các khe suối bị ô nhiễm nặng vì chất thải từ trại lợnxả ra, có những đoạn khe bị đóng váng đặc quánh, bốc mùi hôi thối.



Bà Lãnh Thị Phong, nhà ở sát chân đập bức xúc nói: “Khi gặp thời tiết oi bức, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc xông vào tận nhà chúng tôi không tài nào chịu nổi. Khổ cũng đành phải chịu chứ không biết kêu ai. Trại lợn của mấy ông trên xã mà”.


Người dân cho biết, trước đây đập nước Khe Sai sạch và mát nên họ thường lên đó để tắm. Nhưng bây giờ nước hồ đen kịt, nổi váng phân nên không ai dám bước xuống.



Bà Lãnh Thị Phong, nhà ở sát bên chân đập Khe Sai: “Cứ mỗi buổi sáng trại lợn xả phân ra, nước đập bị chuyển sang màu đen”.

Bà Lãnh Thị Phong, nhà ở sát bên chân đập Khe Sai: “Cứ mỗi buổi sáng trại lợn xả phân ra, nước đập bị chuyển sang màu đen”.



Ông Nguyễn Mạnh Hà – Thôn trưởng thôn 3 cho biết: “Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh lên UBND xã về việc trại lợn gây ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, hoạt động sản xuất của người dân. Tuy nhiên, xã trả lời rằng sẽ cho thả cá vào đập để cá ăn phân nhưng đến bây giờ vẫn không thấy có biện pháp gì” .


Đến thời điểm này, giếng nước của một số hộ sống gần đập Khe Sai đã bị nhiễm bẩn, không thể sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày nữa.



Một người dân chỉ cho chúng tôi thấy dòng suối mang chất thải từ trại lợn của ông bí thư Đảng ủy xã chảy ra đồng lúa.

Một người dân chỉ cho chúng tôi thấy dòng suối mang chất thải từ trại lợn của ông bí thư Đảng ủy xã chảy ra đồng lúa.



Trong khi đó, ông Đoàn Hữu Thước – Chủ tịch UBND xã Hương Minh lại cho rằng: “Khi xây dựng chuồng trại chúng tôi đã đi kiểm tra, sau đó đã lắp đặt hệ thống biogas rồi. Thực tế mà nói thì trang trại lợn ở xa khu dân cư nên không ảnh hưởng gì”.



Đường ống nước thải xả xuống khe suối từ trong bụi rậm, dòng nước này chạy qua đồng ruộng, khu dân cư rồi ra sông Ngàn Trươi.

Đường ống nước thải xả xuống khe suối từ trong bụi rậm, dòng nước này chạy qua đồng ruộng, khu dân cư rồi đổ ra sông Ngàn Trươi.




Bể lắng xử lý phân được đục lỗ xả thẳng vào hồ.

Bể lắng xử lý phân được đục lỗ xả thẳng vào hồ.



Tuy nhiên, khi PV cho ông Thước xem những hình ảnh ghi lại việc trại lợn gây ô nhiễm thì ông Thước lại nói: “Có bể xử lý nhưng không biết có hiệu quả không, UBND xã chưa hề nhận được ý kiến phản ánh của người dân”.

Soha.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP