Mặc dù một số mỏ đá ở khu vực chân núi Hồng Lĩnh (thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) đã ngừng hoạt động khai thác và đóng cửa từ lâu, tuy nhiên, máy móc, thiết bị các loại vẫn bỏ lại ngổn ngang tại công trường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân.
Tiếp tục xảy ra tai nạn lao động làm chết người tại mỏ đá thuộc Công ty TNHH Tổng Công ty Thế Thịnh, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 qua tỉnh Hà Tĩnh dài hơn 102km. Để dự án xây dựng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, các cơ quan, đơn vị đang tập trung tháo gỡ khó khăn, chủ động nguồn cung vật liệu cho dự án trọng điểm này.
Ngày 6/8, thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa xử phạt 282 triệu đồng đối với 4 doanh nghiệp khai thác mỏ vật liệu trên địa bàn vì có nhiều vi phạm.
Nghệ An thành lập đoàn kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực khoáng sản từ 21/10/2021, thời hạn 75 ngày, tuy nhiên tới nay đã hơn 8 tháng, việc kiểm tra vẫn chưa có nhiều tiến triển.
Mặc dù bãi chế biến chưa đảm bảo khoảng cách an toàn nhưng Mỏ đá Rú Nấy của Công ty Cổ phần Hải Giang San ở xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh vẫn hoạt động bất chấp nguy hiểm, mất an toàn lao động.
Cty Xây lắp và Khai thác VLXD Thanh Nam (TP HCM) được biết đến là đã lập nhiều chi nhánh tại các tỉnh thành nhưng đa số đã ngừng hoạt động. Chi nhánh tồn tại duy nhất thì lại đang nợ gần 28 tỷ đồng.
Trong quá trình khai thác mỏ đất san lấp "Bích Hóa" ( thôn Tây Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà), không tuân thủ quy trình cắt tầng bó vỉa nên đã xảy ra tai nạn khiến 1 xe tải bị đất, đá đè nát cabin, rất may không bị thiệt hại về người.
Trưa 27/3, thi thể người đàn ông ở khu vực mỏ đá thuộc bản Pọong - Ka Me, xã Phú Nghiêm, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) đã được bàn giao cho cơ quan công an để khám nghiệm, phục vụ công tác điều tra.
Để phục hồi, giảm thiểu tác động xấu của việc khai thác khoáng sản đối với môi trường, trong năm 2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định đóng cửa, cấm khai thác hàng loạt mỏ khoáng sản trên địa bàn.
Trước sự việc Công ty TNHH Ngọc Ni chuyên bán đất rẻ tại mỏ đá xây dựng ở xã Quang Diệm, phòng TN&MT huyện Hương Sơn đã có đề xuất Sở TNMT tỉnh Hà Tĩnh vào cuộc xác minh, xử lý.
Một thực tế đang diễn ra tại mỏ đá xây dựng của Công ty TNHH Ngọc Ni ở xã Sơn Diệm, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là mỗi ngày có hàng ngàn khối phong hóa đất được bán ra thị trường.
Sau hơn 8 năm được cấp phép và đi vào hoạt động, mỏ khai thác đá của Cty CP Xây dựng và Thương mại Hà Mỹ Hưng vẫn chưa khai thác – chế biến được khối lượng đá dăm cơ bản nào. Mặt khác, vin vào việc bóc đất phong hóa, đơn vị này đã xây dựng nhà điều hành trái phép và khai thác đất đem bán tháo vượt rangoài mốc mỏ khoảng 2000m2, trục lợi hàng trăm triệu đồng.
Khi công nhân đang sử dụng máy múc đất để san mặt bằng thì phát hiện có một quả bom với chiều dài hơn 1m, nặng hơn 2 tạ nằm kẹt dưới lớp đất đá nên vội trình báo cơ quan chức năng.
Tối 6/6, tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình cho biết, Sở vừa xử phạt hành chính đối với Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Cosevco 12. Doanh nghiệp này trước đó nổ mìn tại mỏ đá khiến đất đá và bụi trùm lên quốc lộ, gây ô nhiễm môi trường cũng như nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông.
Được cấp phép để khai thác mỏ đá nhưng một doanh nghiệp tại Hà Tĩnh lại không hoạt động khai thác đá theo quy định mà lợi dụng để khai thác đất bán trục lợi.
Người dân thôn Ba Tâm (xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) sống bất an từng ngày vì mỏ đá gần khu vực dân cư liên tục nổ mìn gây hư hỏng nhà cửa…
Khi Formosa được Hà Tĩnh cấp giấy phép đầu tư dự án thép và cảng biển tại Vũng Áng cũng là lúc cơn sốt về vật liệu xây dựng lên đến đỉnh điểm. Những thông số về đá, cát cực khủng mà công trường Formosa cần đã khởi nguồn cho một cuộc chạy đua đầu tư ồ ạt vào các mỏ đá.
Thị trường tiêu thụ giảm mạnh, giá bán đá giảm xuống 30 – 40% nhưng tỉnh lại tính thuế tài nguyên đá xây dựng quá cao điều này đã khiến hàng loạt mỏ đá đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản… Trước thực trạng đó, Hiệp hội các Mỏ đá xây dựng Hà Tĩnh đã rất nhiều lần ra công văn trình các cấp xin điều chỉnh lại mức giá tính thuế tài nguyên đá nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Từ năm 2010 đến nay, tại các mỏ đá trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh xảy ra hàng chục vụ tai nạn lao động khiến nhiều người chết và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Hàng chục năm qua, người dân (xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) sinh sống gần mỏ đá Hoàng Hà và Trường Hồng phải sống chung với ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng ồn. Nghiêm trọng hơn, hàng chục ngôi nhà ở xóm 2 hiện đang bị nứt toác đe dọa tới tính mạng người dân.
“Việc cấp mỏ là theo quy hoạch của UBND tỉnh, nếu nhu cầu doanh nghiệp nào xin cấp quyền khai thác mỏ đáp ứng được các yêu cầu năng lực thì tỉnh sẽ cấp. Còn việc tiên lượng thị trường cung – cầu như thế nào thì do doanh nghiệp trước khi xin cấp mỏ phải lường được thị trường. Việc này cơ quan nhà nước không thể tiên lượng cho doanh nghiệp được mà doanh nghiệp phải tự tiên lượng cho mình”. Đó là khẳng định của ông Võ Tá Đinh – Giám đốc Sở TN& MT tỉnh Hà Tĩnh.
Công trường Formosa, thị trường chính tiếp nhận sản phẩm đá của hàng chục mỏ đá ở địa bàn thị xã và huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thu hẹp. Thiếu thị trường tiêu thụ khiến nhiều mỏ đá phải đóng cửa, số mỏ ít ỏi hoạt động ngắc ngoải, cầm chừng, máy móc đắp chiếu hoen rỉ, công nhân thất nghiệp, nợ ngân hàng, nợ thuế chồng chất. Nhiều doanh nghiệp khai thác đá đang đứng trước nguy cơ phá sản…
Nguyên nhân nào đã đẩy hàng chục mỏ đá ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang “ăn nên làm ra” bỗng lâm cảnh khốn khó, thậm chí là ngắc ngoải chờ chết? PV Tầm Nhìn đã vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân thực trạng đáng buồn này…
Thị trường tiêu thu bị thu hẹp, hoạt động cầm chừng, máy móc được đầu tư hàng trăm tỷ đồng đắp chiếu hoen rỉ, công nhân thất nghiệp, nợ ngân hàng, nợ thuế chồng chất, nhiều mỏ phải đóng cửa… Đó là hiện thực đã và đang xảy ra tại các mỏ đá trên địa bàn Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Được cấp giấy phép mỏ đá nhưng hoạt động của Công ty TNHH Thương mại Xây dựng I ở xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) lại tổ chức khai thác đất, đến nay đã có thông báo hết phép nhưng tại điểm mỏ vẫn ngang nhiên hoạt động.
Hồng Lam đất văn vật bởi nơi đó có núi Hồng Lĩnh như bức bình phong vĩ đại chạy sát bờ biển ôm ấp lấy mảnh đất Hà Tĩnh. Trong nhiều cuốn dư địa chí đều viết “Dãy núi Hồng Lĩnh nổi lên giữa đồng bằng ven biển, chạy sát giữa bờ biển Đông và quốc lộ 1A, trải dài trên 4 huyện thị: Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh, đây là nguồn sinh thủy cho các hồ đập thủy lợi đã được xây dựng trong mấy chục năm qua dưới chân núi Hồng: Khe Hao, khe Cấy, Culây, Nhà Đường, Đá Bạc, Thiên Tượng… Phục vụ tưới tiêu cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp. Cung cấp nước cho sản xuất, đời sống của các khu dân cư và đô thị trên địa bàn”.
Người dân thôn Hoàng Nam, xã Sơn Tây và người dân thôn 1 xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang phải sống trong cảnh “đi không được, ở không xong” khi bụi phủ đầy nhà, đường sá đi lại đầy ổ gà, ổ voi; nguy cơ tai nạn giao thông rình rập mỗi khi ra đường…Tất cả đều xuất phát từ mỏ đá trong thôn của một vị “quan” xã.