Dù đã hết hạn khai thác cũng như dừng hoạt động từ nhiều năm nay, thế nhưng, hàng loạt mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn chưa được các chủ đầu tư tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. Tình trạng trên đã và đang gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Sau quá trình dài thẩm định của các tổ chức, chuyên gia đầu ngành, dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh) đã được cơ quan chức năng phê duyệt triển khai.
Theo đó, Tỉnh ủy Hà Tĩnh ngày 22.12.2016 đã có văn bản nêu rõ: Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là một trong những dự án trọng điểm quốc gia. Khai thác mỏ sắt Thạch Khê phục vụ phát triển kinh tế xã hội là nguyện vọng của nhiều thế hệ lãnh đạo trung ương, lãnh đạo và nhân dân Hà Tĩnh. Tuy vậy, quá trình khai thác còn nhiều bất cập như: Quy mô dự án rất lớn, lại sát biển, thời gian khai thác mỏ dài nhưng các báo cáo, trình tự về đầu tư xây dựng còn sơ sài, đơn giản, nhất là về giải pháp kĩ thuật, đảm bảo môi trường, giải pháp huy động vốn…
Chiều 17/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đồng chí Sonsay Siphandone, Phó Thủ tướng Chính phủ Lào đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Bộ NN-PTNT đã ra Quyết định số 4270/QĐ-BNN-TCTS về việc tuần tra, giám sát và vận động ngư dân không sử dụng các nghề khai thác hải sản tầng đáy tại vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế trong Quý IV năm 2016.
Nhằm loại bỏ tiêu cực, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản tại địa phương, tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước, UBND tỉnh Hà Tĩnh chuẩn bị tổ chức đấu giá thí điểm 6 mỏ khoáng sản trên địa bàn ngay trong quý 3 này.
Việc quy hoạch và quản lý các mỏ khai thác cát trên địa bàn Hà Tĩnh còn nhiều bất cập, các hình thức xử phạt không đủ sức răn đe nên cuộc chiến “cát tặc” đang rơi vào tình trạng “đá ném ao bèo”. Hiện cơ quan chức năng đang “bất lực” trước các “mánh khóe” và sự “liều lĩnh” của các “sa tặc”. Tình trạng này đã dẫn đến nhiều hệ lụy như: sạt lở sông, hủy hoại các bờ sông vốn được kè bằng đá ở hai bờ, nhiều nhà dân bị sạt lỡ, mất đất canh tác, Nhà nước mất nguồn tài nguyên, nhân dân thì mất niềm tin vào lực lượng chức năng chống nạn “cát tặc”.
Hà Tĩnh nằm trên tuyến du lịch xuyên Việt, có địa hình đa dạng với những thắng cảnh đẹp. Dải đất này cũng là cái nôi của nhiều làn điệu dân ca, là nơi có nhiều trò chơi dân gian, lễ hội, làng nghề truyền thống và văn hóa ẩm thực đặc sắc. Tuy nhiên, việc quảng bá các sản phẩm đặc trưng này trong quá trình phát triển du lịch còn nhiều hạn chế…
Hợp tác xã 30/4 (trụ sở xã Cẩm Trung, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh) được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp phép khai thác đá vật liệu xây dựng tại núi Rác, xã Cẩm Trung đến hết ngày 18.12.2013. Để bảo vệ nguồn sông Rác cũng như phục vụ khu sinh thái Sông rác mỏ đá này không được gia hạn thêm mà phải đóng cửa mỏ, hoàn trả lại mặt bằng. Tuy nhiên hợp tác xã nay không chấp hành mà vẫn ngan nhiên khai thác đất, đá trái phép tại khu vực núi rác này mà không bị cơ quan chức năng xử lý…!
2h30′ sáng 7/1, khi những đối tượng này đang cho xe vào khai khác, vận chuyển cát trái phép tại khu vực rừng phòng hộ thuộc thôn Thắng Lợi, xã Kỳ Phương (Kỳ Anh) thì bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh: Ngành GTVT cần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ; tập trung hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện – Trưởng đoàn giám sát số 1 vừa chủ trì cuộc giao ban công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2014 trên địa bàn các huyện Đức Thọ, Thạch Hà, Hương Sơn, Vũ Quang và thị xã Hồng Lĩnh.
Quy hoạch đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là hoàn thành khoảng 25 đề án thăm dò quặng sắt, đạt mục tiêu khoảng 294 triệu tấn trữ lượng cấp 121 và 122; đưa vào khai thác và chế biến đạt công suất thiết kế 2 mỏ quặng sắt quy mô lớn là Thạch Khê (Hà Tĩnh) và Quý Xa (Lào Cai); các mỏ quặng sắt quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn; Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa và Quảng Ngãi.
Chiều nay (2/12/2104), tại trụ sở văn phòng Công ty cổ phần sắt Thạch Khê, TP Hà Tĩnh đã diễn ra Lễ ký Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê – Hà Tĩnh điều chỉnh.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, đế thời điểm này, các hạng mục xây lắp chính của Dự án đầu tư xây dựng Cảng cá Xuân Hội cơ bản đã hoàn thành với tổng giá trị giải ngân đạt 120,3/124,7 tỷ đồng.
Theo báo cáo của UBND huyện Kỳ Anh, từ năm 2004 đến nay, trên địa bàn có 73 mỏ khai thác khoáng sản được UBND tỉnh cấp phép với diện tích 542,6 ha. Trong đó có 60 mỏ đá xây dựng (thu hồi 14 mỏ), 1 mỏ đất, 8 mỏ đất san lấp (đã thu hồi 4 mỏ), 1 mỏ cát xây dựng, 1 mỏ thạch anh và 2 mỏ sét (thu hồi 1 mỏ). Hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của các dự án đang triển khai trên địa bàn cũng như của người dân địa phương.
Tiếp tục lần theo đoàn xe ben hạng nặng, PV vào nhà ông Nguyễn Đình Nam (xóm 5, xã Sơn Trà, Hương Sơn). Tại đây cũng có hai chiếc máy múc đất đang hoạt động. Có bốn chiếc xe đang xếp hàng chờ lấy đất. Ngay lối ra vào, một thanh niên tay cầm cuốn sổ đếm và ghi chép các xe vào lấy đất.
Thực hiện Kết luận số 188/KL-UBND, ngày 31/5/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các sở, ngành liên quan, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn tiến hành kiểm tra, rà soát, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn năm 2013 để sửa chữa, nâng cấp 7 công trình cấp nước tập trung nông thôn, nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, trong đó có công trình cấp nước sạch xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà.
Sáng 29/6, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng NTM tại xã Phú Gia và làm việc với lãnh đạo, cán bộ cốn cán huyện Hương Khê về thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM).
Những năm gần đây, KT-XH Hương Sơn có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng đạt 13%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người đạt 23,14 triệu đồng/năm…
Không được cấp phép, nhưng Công ty CP khoáng sản Mangan (công ty con, trực thuộc Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên khai thác lậu hàng ngàn tấn quặng, trong thời gian dài, tại xã Tân Hương, huyện Đức Thọ. Trong lúc đó, người dân sống ở đây phải vật lộn từng ngày với cảnh gào rú của máy móc, ô nhiễm môi trường, nhà cửa có nguy cơ bị đá sạt lở.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, tại khu vực có khả năng thuộc phạm vi thành lập thị xã mới hiện có 53 mỏ đất, đá xây dựng thuộc 51 đơn vị, doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác. Để đảm bảo môi trường, cảnh quan, an toàn trong sử dụng VLNCN và các vấn đề khác khi thành lập thị xã mới, các mỏ này cần phải có lộ trình hoạt động khai thác phù hợp.