Di tích - Thắng cảnh

Phát hiện gốm đáy nhọn tại Di chỉ Thạch Lạc

Gốm đáy nhọn ở Di chỉ Thạch Lạc có sự giống nhau đến ngạc nhiên với gốm đáy nhọn của Di chỉ Phôi Phối

Đầu tháng 12 này, trong quá trình khai quật 5 hố tại Di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), đoàn chuyên gia Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phát hiện một mảnh gốm đáy nhọn.
Phát hiện gốm đáy nhọn tại Di chỉ Thạch Lạc

Mảnh gốm màu đỏ sẫm, có kích thước dài 6cm, rộng 4cm, được làm bằng đất sét pha với bột vỏ nhuyễn thể nung ở nhiệt độ thấp nên dễ vỡ; một mặt lòng gốm bằng phẳng, mặt đáy nhọn nhô lên cao so với xung quanh.

Gốm đáy nhọn được phát hiện nhiều ở xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, nơi có Di chỉ khảo cổ học Phôi Phối thuộc niên đại hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí cách ngày nay 4000 – 5000 năm, được khai quật năm 1976.

Gốm đáy nhọn ở Di chỉ Thạch Lạc có sự giống nhau đến ngạc nhiên với gốm đáy nhọn của Di chỉ Phôi Phối về hình dáng, kích thước, kỹ thuật chế tác, chất liệu cấu tạo nên xương gốm.

Đây là một phát hiện nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn, giúp các nhà khảo cổ học nghiên cứu sự giao thoa, tiếp biến văn hóa giữa hai Di chỉ Thạch Lạc và Phôi Phối nằm cách nhau trên 50 cây, qua đó xác định sự tương đồng, khác biệt về văn hóa của hai di chỉ có niên đại tương đương nhau này./.

Trần Phi Công

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP