Trong năm 2013, ngành y tế đã để xảy ra không ít sai sót dẫn đến những hậu quả vô cùng đau lòng. Dưới đây là những bê bối gây hoang mang dư luận năm qua của ngành y tế nước ta:
Thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết người, vứt xác phi tang
Vụ án kinh hoàng xảy ra ở thẩm mỹ viện Cát Tường (ở 45 đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội) vào chiều tối ngày 18/10 đã gây chấn động dư luận suốt thời gian qua. Nạn nhân là chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1974, ở 36 Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), làm việc tại Công ty du lịch lữ hành Sài Gòn chi nhánh Hà Nội.
Chị Huyền mất tích sau khi đến phẫu thuật thẩm mỹ tại thẩm mỹ viện Cát Tường sáng 19/10
Theo lời khai của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, sáng 19/10 chị Huyền đến thẩm mỹ viện Cát Tường hút mỡ, nâng ngực. Sau ca phẫu thuật chừng 4 tiếng, chị Huyền thấy chóng mặt, người tím tái, sùi bọt mép và tử vong. Tối hôm đó, ông Tường cùng nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh, 17 tuổi, bê nạn nhân ra ôtô chở đến cầu Thanh Trì vứt phi tang.
Cho đến nay mặc dù các cơ quan chức năng và nhiều nhà ngoại cảm trên cả nước cùng tham gia tìm kiếm nhưng xác nạn nhân Huyền vẫn chưa được tìm thấy.
“Nhân bản” kết quả xét nghiệm ở BV Hoài Đức
Việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại Bệnh viên Đa khoa Hoài Đức càng khiến dư luận nghi ngờ về đạo đức ngành y. Từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013, Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức đã trả kết quả xét nghiệm huyết học giả cho bệnh nhân, bằng cách in kết quả xét nghiệm của một bệnh nhân trước thành nhiều bản rồi trả cho nhiều bệnh nhân sau.
Cũng lấy mẫu máu của bệnh nhân, nhưng nhân viên y tế không đưa vào làm xét nghiệm mà dùng kết quả in sẵn. Có khoảng 1.000 phiếu xét nghiệm được “nhân bản” như vậy tại đây, trả cho ít nhất 2.000 bệnh nhân. Trung bình một kết quả sử dụng cho 2-5 người. Nhiều bệnh nhân khác xa nhau về bệnh án, lứa tuổi, nhưng đều có chung một kết quả xét nghiệm.
Vụ việc tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức càng khiến dư luận hoài nghi về đạo đức ngành y
Sáng 25/10, Cơ quan điều tra – Công an TP.Hà Nội đã tống đạt kết luận điều tra đến 10 bị can trong vụ án “nhân bản” các phiếu kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, Hà Nội. Theo đó, ông Nguyễn Trí Liêm – GĐ và bà Nguyễn Thị Nhiên – PGĐ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã buông lỏng quản lý, không thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, kết quả của cuộc điều tra này vẫn còn nhiều điểm khiến dư luận nghi ngờ.
Trẻ sơ sinh suýt bị chôn sống ở Quảng Nam
Lúc 5h30 chiều 4/8, sản phụ Lữ Thị Lâm Quy (29 tuổi, ở thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, Quảng Nam) được người nhà đưa vào Khoa sản Bệnh viện đa khoa Quảng Nam. Một giờ sau, các bác sĩ và điều dưỡng nói với gia đình em bé đã chết, đưa về nhà lo hậu sự. Khi đưa về nhà chuẩn bị chôn cất thì bất ngờ em bé khua tay chân, khóc oe oe nên gia đình tức tốc đưa vào bệnh viện Nhi Quảng Nam cấp cứu.
Cháu bé suýt bị chôn sống được chăm sóc trong lồng kính
Sáng 15/8, Hội đồng kỷ luật của Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị đã công bố kết quả kỷ luật những người liên quan đến vị việc. Theo đó bác sĩ Nguyễn Văn Sách, trưởng kíp trực nhận mức kỷ luật cảnh cáo, nữ hộ sinh Đinh Thị Mỹ Hằng bị kỷ luật hình thức khiển trách, lãnh đạo Khoa Sản bị phê bình, kiểm điểm do thiếu kiểm tra, giám sát các viên chức để xảy ra vụ việc…
Trước đó, đại diện phía Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho biết sức khỏe của cháu bé đang dần ổn định tuy nhiên vào 20h30 ngày 15/8 cháu bé suýt bị chôn sống đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện sau hơn một tuần được chăm sóc trong lồng kính.
3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin ở Quảng Trị
Sự việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, Quảng Trị sáng 20/7 vừa qua là sự cố chưa từng xảy ra trong suốt quá trình 25 năm triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngay sau đó, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Công an để điều tra nguyên nhân sự việc.
Nỗi đau xót của gia đình trẻ sơ sinh chết vì bị tiêm nhầm vắc xin
Sáng 26/10, một số báo đưa thông tin đã có kết luận của cơ quan công an về nguyên nhân khiến 3 trẻ sơ sinh tử vong ngày 20/7 là do tiêm nhầm thuốc Oxytocxin, loại thuốc gây co bóp tử cung.
Y tá tiêm vắc xin cho 3 trẻ sơ sinh tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa sáng 20/7 là chị Lê Thị Hải Thuận – người đã có hơn 20 năm công tác trong nghề.
Trước thông tin về nguyên nhân dẫn đến cái chết của 3 trẻ sơ sinh tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa vào sáng 20/7 nghi do tiêm nhầm thuốc, chị Thuận cho biết, sáng ngày hôm đó bệnh viện có mất điện nhưng chị khẳng định không lấy nhầm thuốc.
Ông Nguyễn Văn Thiện, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Đa khoa Hướng Hóa, cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ 3 trẻ tử vong, tại BV này sử dụng loại thuốc Oxytocin do Nga sản xuất. Loại này có dạng ống với dung tích 1 ml, trước khi tiêm phải bẻ ống để lấy thuốc và không bảo quản trong tủ lạnh. “Khi đó, chúng tôi chỉ bảo quản vắc-xin ngừa viêm gan B chung tủ lạnh với loại huyết thanh chống uốn ván (SAT) dạng ống cùng một số thuốc dùng hạ sốt loại nhét hậu môn” – ông Thiện khẳng định
Điều dưỡng đánh rơi 5 bé sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Vào lúc 9h ngày 14/7 ở khoa A3 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, điều dưỡng Trần Thị Vân Anh đẩy xe đón 5 cháu sơ sinh từ phòng điều trị 30 và 32 để tắm cho các cháu. Khi qua đoạn dốc trước cửa phòng 32, điều dưỡng này bị trượt chân, làm nghiêng và đổ xe làm rơi 5 trẻ sơ sinh từ độ cao 1m xuống đất. Ngay sau khi sự việc xảy ra, bệnh viện đã đưa 5 bé đi thăm khám tại viện, sau đó, đưa sang cả Bệnh viện Nhi T.Ư để chụp X.Q, chụp CT, siêu âm, xem các cháu có bị chấn thương xương khớp, sọ não hay phủ tạng gì không.
Chiếc xe đẩy thường được đưa đón các bé đi tắm
Kết quả ban đầu 4 cháu đều khỏe mạnh. Duy có 1 cháu bị ngã nặng nhất nghi là chấn động não nên giữ lại bệnh viện Nhi để theo dõi. Sau một đêm theo dõi, sức khỏe của bé hoàn toàn bình thường nên đã chuyển lại viện. Kết luận của Bệnh viện Nhi T.Ư khẳng định các cháu không có tổn thương gì.
Mặc dù kết quả kiểm tra không có gì đáng lo ngại nhưng bố mẹ càng bé cảm thấy vô cùng lo lắng và bức xúc.
Ngày 24/7, Hội đồng Kỷ luật Bệnh viện Phụ sản Hà Nội họp và thống nhất không cho điều dưỡng Vân Anh làm công việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, phạt trừ tiền đời sống trong 3 tháng, không xếp loại thi đua một năm.
Ăn bớt vắc xin tại đốc trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
Sau khi tiêm phòng cho trẻ, lọ vắc-xin còn 0,2 ml (40% lượng vắc xin trong lọ) được nhân viên y tế bỏ vào hộp các tông và bị phát hiện