Nhà đẹp

Những điều kiêng kị khi xây dựng cầu thang để mang về tài lộc

Cầu thang là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong những ngôi nhà cao tầng, do đó thiết kế cầu thang hợp phong thủy góp phần mang đến vân may cho gia chủ.

Một chiếc cầu thang ngoài đạt tiêu chuẩn về thẩm mỹ, kết cấu thì yếu tố phong thủy cũng cần được quan tâm. Cầu thang thiết kế hợp phong thủy sẽ mang lại vượng khí tốt cho cả ngôi nhà, nếu không, sẽ tích tụ nhiều hung khí làm ảnh hưởng tới sự may mắn, sức khỏe, tài lộc của gia chủ.

Không xây dựng cầu thang hở

Cầu thang kín hợp phong thủy, an toàn cho trẻ nhỏ.


Cầu thang nên được thiết kế kín, không có khoảng hở giữa các bậc để vượng khí được thông suốt dưới lên trên. Nếu không thiết kế theo phong thủy, xây cầu thang có kẽ hở giữa các bậc sẽ làm nguồn vượng khí sẽ bị phân tán, ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình, khiến gia chủ không gặp may mắn trong công việc và cuộc sống.

Hơn nữa cầu thang kín, sẽ an toàn hơn cho các gia đình có em bé nhỏ.

Vị trí đặt chân cầu thang

Khi thiết kế cầu thang tuyệt đối không được để chân cầu thang đối diện trực tiếp với cửa chính, điều này có thể làm cho vượng khí thoát ra bên ngoài. Nếu bạn muốn tránh những điều không tốt thì có thể để cầu thang vuông góc với phương vị của cửa.

Cầu thang nên đặt nơi thoáng đãng, sinh khí dồi dào.


Chân cầu thang không nên xây đặt ngay tại cửa, như cửa ra vào hoặc cửa phòng ngủ. Nếu như vậy, nó sẽ tạo ra luồng khí độc gây hại cho gia đình như tiêu tán gia sản, mất lộc, gặp các vấn đề sức khỏe ở đầu và cổ.

Nếu chân cầu thang kết thúc ngay trước cửa phòng ngủ, những người thường xuyên nghỉ tại phòng này sẽ gặp các vấn đề về tài chính (tiêu hao tài sản, mất mát) và sức khỏe (trầm cảm, suy tuyến giáp).

Không nên đặt cầu thang phía sau nhà, nếu như đi như vậy sẽ bị suy khí, mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà cũng như không mang đến sự hiện đại và tiện nghi cho chính người sử dụng.

Ngoài ra, hãy lắp cửa nhà bằng kính để ngăn không cho vượng khí thoát ra ngoài. Bạn cũng có thể treo một quả cầu pha lê giữa cầu thang và cửa trước; cũng như lắp một tấm gương nhỏ ở mặt sau cánh cửa, đối diện với cầu thang để giúp cho vượng khí lên tới tầng trên.

Hình dáng cầu thang

Cầu thang xoắn ốc đều có hình dáng không khác mũi khoan ở giữa căn nhà của bạn.


Cầu thang cong theo kiểu mềm mại được cho là tốt nhất vì khi đó nguồn khí tốt trong nhà sẽ được lưu chuyển đều đặn lên các tầng trên.

Trong khi đó, cầu thang xoắn ốc, sẽ khiến cho gia chủ hao tán tài sản và gặp các vấn đề về sức khỏe .Mẫu cầu thang xoắn ốc đều có hình dáng không khác mũi khoan ở giữa căn nhà của bạn, đây là biểu tượng của mất mát và thiệt hại.

Không xây cầu thang cắt góc

Cầu thang xây hình dáng cong là thiết kế tốt nhất cho mọi ngôi nhà. Tuy nhiên, nhiều gia đình vì không biết hay tiết kiệm không gian đã xây cầu thang cắt góc.

Điều này khiến cho gia chủ cùng các thành viên không có nhiều thành công trong cuộc sống, thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ lớn. Việc này càng hại hơn khi cầu thang cắt góc nằm đối diện với cửa ra vào chính.

Để khắc phục điểm này, bạn có thể đặt một chậu cây cảnh nơi cắt góc cầu thang để hạn chế góc cạnh và tạo đường cong cho cầu thang.

Coi trọng vị trí cầu thang

Cầu thang có vai trò quan trọng trong phong thủy nhà ở


Cầu thang nên nằm ở vị trí phía bên phải hoặc bên trái nhà. Không xây cầu thang ở trung tâm ngôi nhà vì điều này có thể khiến gia đình bị rạn nứt hoặc ly tán, tài sản bị tiêu hao, gây mất mát những cơ hội lớn và lỡ những mối quan hệ quan trọng trong cuộc đời.

Thêm nữa, cầu thang đặt ở giữa nhà và còn nằm đối diện với cửa ra vào sẽ khiến gia chủ gặp vấn đề về sức khỏe.

Không đặt cầu thang ở giữa nhà

Cầu thang là nơi khí lực tụ lại và vận động. Vì vậy tránh đè lên trên cửa giường ngủ, hay bên dưới là bếp.

Điều đại kỵ là để cầu thang ở giữa nhà vì không tốt, thường thì nên đặt cầu thang ở góc riêng, đây là cách tốt nhất cho phong thuỷ ngôi nhà.

Thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân dụng

Tuyệt đối không làm cầu thang đứt đoạn.


Chiều rộng của bản thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay,cầu thang thường rộng từ 0,8 m đến khoảng 1,2m hoặc 1,5m

Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang phụ thuộc vào chiều cao nhà, và quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang,được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang).Trong các công trình kiến trúc,độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm,chiều rộng tương ứng từ 250 đến 300 mm.

Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.

Chiều cao của lan can: không liên quan đến độ dốc hay chiều rộng của cầu thang, chiều cao tiêu chuẩn của lan can từ mặt bậc lên tới tay vị của lan can là 900 mm, không được thấp hơn 80mm.

Số bậc cầu thang : có thể ứng dụng 1 trong 2 phương pháp sau:

Số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Thông thường tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ như 21, 19, 17 … Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.

(Ghi nhớ công thức: 4*n + 1 = số bậc)

Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác. Cầu thang càng dài thì khí càng yếu. Số bậc cầu thang mỗi tầng phải chia hết cho 4 và dư 1.

*Lưu ý: Nội dung trên đây chỉ có tính chất tham khảo!

Tác giả: Mỹ Trinh (TH)

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP