Tuy nhiên, nguồn điện người dân sử dụng lại chủ yếu là máy phát điện tua bin loại nhỏ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Theo quan sát của chúng tôi, dây điện nối từ các tua bin về các hộ dân được mắc sơ sài trên những cọc tre, mét, thậm chí chui dưới cống thoát nước, ngay bên vách núi, dưới cỏ cây, lau lách… Nhiều đoạn vách núi, có đến hàng chục đường giây điện được cột vào nhau hoặc giăng như mạng nhện. Nhiều điểm đấu nối trần, không được quấn băng keo, áp sát vách núi, thậm chí còn được buộc sơ sài trên những dọc lan can QL 16.
Ông Nguyễn Minh Hồng, Giám đốc Điện lực huyện Kỳ Sơn cho biết, trên địa bàn huyện hiện có 93 thôn bản chưa có điện lưới. “Chương trình đưa điện lưới về thôn bản của Chính phủ hiện chưa có nguồn vì vậy chưa thể phủ sóng điện lưới cho 93 thôn bản này. Chúng tôi không quản lý hệ thống thủy điện mi ni tự phát của người dân nhưng có thể thấy, nếu việc kéo dây điện như thế rất nguy hiểm đến tính mạng của người dân và gia súc”.
Sau đây là một số hình ảnh PV ghi lại:
Dây điện chui qua miệng cống thoát nước |
Mắc trên những cọc gỗ là là mặt đất |
Trên những cọc tre yếu ớt |
Lên biển báo giao thông |
Và bên vách núi |
Điểm đấu nối không được quấn băng keo |
Mắc vào lan can đường rất nguy hiểm |
Tác giả: VĂN DŨNG
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam