Di tích - Thắng cảnh

Ngã ba Nghèn

Ngã ba Nghèn là điểm gặp nhau của đường quốc lộ IA và đường liên xã từ huyện Can Lộc qua Khánh Lộc về Đồng Lộc, Trung Lộc. Đây là trung tâm quần tụ các di tích trên một địa phương giàu truyền thống yêu nước, cách mạng.

hatinh24h

Ngày xưa Ngã ba Nghèn thuộc làng Trảo Nha, sau cách mạng đổi tên là Đại Lộc, huyện Can Lộc. Từ 1984, một phần của xã Đại Lộc được tách thành thị trấn Nghèn là nơi diễn ra những cuộc biểu tình lớn từ tháng 5/1930 – 7/1931.

Can Lộc có hơn 40 cuộc biểu tình ở phạm vi tổng và huyện với hàng ngàn người tham gia. Ngày 1-8-1930 quần chúng vùng Hạ Can và Thượng Can chia thành nhiều hướng kéo về huyện đường hô vang các khẩu hiệu:- Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc và Nam triều phong kiến. – Giảm sưu thuế ủng hộ Nga Xô.Trước khí thế mạnh mạnh mẽ của cuộc biểu tình, tri huyện Trần Mạnh Đàn phải ra tận cầu Nghèn ký vào bản yêu sách. Nhưng sau đó bọn địch xảo quyệt không thực hiện những điều ký kết, quần chúng nhân dân lại vùng lên đấu tranh. Sáng ngày 7-9-1930 hơn 2000 nông dân vùng Hạ Can kéo về huyện lỵ, lần này tri huyện cùng bọn nha lại bỏ trốn, đoàn người xông vào đập phá huyện đường đốt phá giấy tờ. Đặc biệt là cuộc biểu tình ngày 12-12-1930 nhân dân các vùng trong huyện có tới 5000 người mang nhiều băng cờ khẩu hiệu cờ đỏ búa liềm rầm rập tiến đến huyện đường chống đàn áp khủng bố, đòi giảm sưu thuế và thực hiện các quyền dân sinh dân chủ. Tại một địa điểm cách Ngã ba 200 mét bọn lính đã xả súng vào đoàn biểu tình làm 42 người chết và hàng trămngười bị thương. Trước phong trào cách mạng của quần chúng, địch tăng cường khủng bố bắn giết các chiến sỹ cộng sản, Ngã Ba Nghèn lại ghi nhận nhiều chiến tích và chứng kiến sự hy sinh anh dũng của nhiều đồng chí như: Võ Quế, Phạm Thị Dung, Phan Cần, Hồ Ngọc Tàng, Thanh Sơn, Nguyễn Nhân…Thời kỳ chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Ngã ba Nghèn có vị trí đặc biệt quan trọng, nằm trên quốc lộ IA cách cầu Nghèn khoảng 300m. Địch đã ném 16.909 quả bom các loại, bắn hàng ngàn quả đạn pháo, tên lửa xuống khu vực này. Các đơn vị phòng không của dân quân tự vệ và bộ đội địa phương đã chiến đấu dũng cảm hạ 3 máy bay địch. Các đội rà phá bom từ trường, bom nổ chậm, lái phà cảm tử ngày đêm hoạt động không quản hiểm nguy.Hiện nay các di tích tại ngã ba Nghèn và hiện vật liên quan đến di tích còn được bảo vệ như hai mố cầu nơi các chiến sĩ Xô Viết bị bắn, dấu vết của huyện đường, đồn địch còn chân móng bến phà trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước kèn báo động và súng các loại. Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã xây dựng khu di tích lịch sử Ngã ba Nghèn bao gồm có đài tưởng niệm và bia khắc tên các liệt sĩ đã hy sinh trong thời kỳ 1930-1931.

  Từ khóa: ngã ba Nghèn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP