Anh Nguyễn Văn Cầm ở thôn Lê Lợi, xã Kỳ Xuân
đang dùng đôi chân của mình để chẻ tre đan lồng chim. Chúng tôi tìm đến anh trong một căn nhà ngói 2 gian ở thôn Lê Lợi, xã Kỳ Xuân, trong một căn nhà nhỏ sạch sẽ và tươm tất. Dẫu không nói được, chân đứng không vững nhưng khi chúng tôi đến anh rất vui vẽ. Sinh ra trong một gia đình đông anh em, bố từng là bộ đội kháng chiến chống Mỹ. Khi vừa lọt lòng, anh cũng như bao nhiều đứa trẻ bình thường khác song chỉ có 1 điều, mãi đến năm 12 tuổi anh mới chập chững biết đi, miệng không nói được. Theo người nhà của gia đình anh cho biết; Do bị tật bẩm sinh nên cuộc sống của anh gặp rất nhiều khó khăn, để anh có thể đi được, gia đình đã phải dùng nhiều cách như cho anh vào trong bó củi để có thể tập từng bước đi. Hình ảnh ấn tượng nhất đập vào mắt chúng tôi đó là anh không thể dùng tay để mở cửa mà anh dùng đôi bàn chân của mình để mở khóa cửa nhà trông thật nhẹ nhàng, uyển chuyển. Anh còn dùng đôi bàn chân của mình để quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, nấu ăn…… Những hình ảnh này đối với một người bình thường đã khó song đối với anh Nguyễn Văn Cầm, ở thôn Lê Lợi, xã Kỳ Xuân lại là một việc bình thường từ hàng chục năm nay. Miệng không thể nói, chân đứng không vững, đôi bàn tay không thể cử động như bao người bình thường khác, song có một điều anh Nguyễn Văn Cầm, anh đã vượt qua biết bao sóng gió của số phận và khó khăn trong cuộc sống của một người khuyết tật để vươn lên chiến thắng số phận. Sự kỳ diệu đối với anh Nguyễn Văn Cầm ở chỗ, đó là mọi sinh hoạt hàng ngày, anh đều phải dùng chính đôi bàn chân của mình. Được chứng kiến những hình ảnh này, mới thấy được sự kỳ diệu, sự phi thường của anh. Khi dùng đôi bàn chân để mở khóa cửa, hay cắm cơm và dùng đôi bàn chân để tự ăn uống. Không chỉ dùng đôi bàn chân để phục vụ sinh hoạt hàng ngày, mà anh Nguyễn Văn Cầm còn dùng đôi bàn chân để làm ra những sản phẩm mà ít ai nghĩ tới.
Bao năm qua, anh Cầm vẫn dùng đôi bàn chân
để phục vụ cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Từ đôi bàn chân của mình, anh đã tạo nên những chiếc lồng chim ……
Những chiếc lồng chim do anh tạo nên đã thu hút người hiếu kỳ xa gần đến xem…. Không chấp nhận mình là người tàn phế, là gánh nặng cho gia đình và xã hội, bằng đôi chân nhưng anh Nguyễn Văn Cầm có thể chẻ, vót nan tre, đục, cưa các loại gỗ để chế tác nên những chiếc lồng chim có tiếng trên địa bàn. Mỗi lần lưỡi dao, lưỡi cưa lia đi lia lại khiến cho đôi chân của anh có thể gặp nạn bất cứ lúc nào. Những hình ảnh này, luôn khiến mọi người và những ai từng biết đến anh không khỏi cảm phục và ngưỡng mộ. Cho dù cuộc sống của anh Cầm vẫn còn không ít những khó khăn, cực nhọc nhưng trong đôi mắt của người khuyết tật này luôn chất chứa niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống. Những chiếc lồng chim của anh làm ra, tiếng lành đồn xa, những sản phầm của anh làm ra được người dân quanh vùng mua hết. Dù bình quân mỗi chiếc lồng chim anh bán với giá từ 200- 300 ngàn đồng để vừa tự nuôi sống bản thân vừa có việc làm. Anh Nguyễn Đình Hiệu, Trưởng ban Văn Hóa xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh cho biết; “Mọi người trong thôn đều thấy nghị lực của anh Cầm rất đáng khâm phục. Sức khỏe yếu nhưng anh vẫn cố gắng lao động. Anh cầm xứng đáng là tấm gương để mọi người khác noi theo trong cuộc sống”
Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người có một số phận, một hoàn cảnh, với anh Nguyễn Văn Cầm, bằng nghị lực và ý chí sắt đá của mình, anh đã vượt lên bóng tối để thắp sáng cho cuộc sống của mình, là người “ Tàn nhưng không phế”. Anh đã viết nên một câu chuyện cổ tích giữa đời thường hôm nay.
Tác giả bài viết: Mạnh Hải, Phạm Tuấn