AFF Cup 2016

“Khó đỡ” những môn thể thao nực cười tại SEA Games

 

Rất nhiều môn “độc” và lạ ngoài sức tưởng tượng của NHM đã được tổ chức thi đấu chính thức tại ngày hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á.

Bên cạnh các nội dung thi đấu quen thuộc và cơ bản mà khán giả thường thấy, ở rất nhiều kỳ SEA games với lợi thế nước chủ nhà, không ít quốc gia đã đưa vào tranh tài nhiều môn thể thao lạ lẫm, đôi lúc là kỳ quặc khiến không chỉ NHM không khỏi ngỡ ngàng.

Chinlone

Mặc dù đến ngày 11/12 tới SEA Games 27 mới chính thức khai mạc nhưng ngày hôm qua (4/12), môn thể thao Chinlone đã mở màn cho đại hội. Có lịch sử 1500 năm tồn tại và rất phổ biến tại đất nước chủ nhà Myanmar, song Chinlone lại còn khá xa lạ với nền thể thao khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là lần đầu tiên bộ môn này được đưa vào SEA Games.

“Khó đỡ” những môn thể thao nực cười tại SEA Games

Mang ý nghĩa “Chiếc rổ tròn” trong tiếng Myanmar, Chinlone là hình thức thể thao được kết hợp giữa tâng bóng và nhảy múa. Chinlone thi theo dạng biểu diễn, được phân định thắng thua theo thang điểm đánh giá của trọng tài dựa trên các động tác kỹ thuật có độ lâu, khó, đẹp… Quả bóng dùng trong Chinlone được làm từ mây. Thường sẽ có 6 người chơi trong một đội chinlone. Những người chơi liên tục di chuyển theo một vòng tròn đường kính khoảng 6 hoặc 7m, dùng bàn chân, đầu gối hoặc đầu để chuyền bóng cho nhau.

Đánh bài (Bridge)

“Khó đỡ” những môn thể thao nực cười tại SEA Games

Được xem là “đặc sản” của xứ vạn đảo, chính vì vậy cách đây 2 năm Indonesia đã quyết tâm đưa môn đánh bài (Bridge) vào môn tranh tài chính thức tại SEA Games 26 với 9 bộ huy chương được trao.

Đây là môn thể thao dành cho 4 người và có luật chơi gần giống như đánh bài phỏm ở Việt Nam. Quyết định của Indonesia từng gặp phải nhiều sự phản đối vì cho rằng nó không hề đáp ứng được tiêu chí “nhanh hơn – mạnh hơn – cao hơn” mà SEA Games hướng tới.

Cờ tưởng

“Khó đỡ” những môn thể thao nực cười tại SEA Games

Bên cạnh nội dung đánh bài, SEA Games 26 còn xuất hiện cả bộ môn Cờ tưởng. Thực chất, Cờ tưởng chỉ phù hợp để giải trí hoặc giao lưu hơn là cạnh tranh chính thống.

Theo thể thức, mỗi nước đi của VĐV được ghi lại trên giấy, được thông báo cho đối thủ sau đó đối thủ sẽ truyền cho trọng tài ngồi ở bàn bên cạnh để thực hiện nước đi đó trên bàn cờ. VĐV nào đi sai luật hoặc viết chữ xấu làm trọng tài hoặc đối thủ không đọc được sẽ bị phạt thẻ vàng. Nếu phạm luật đến lần thứ 3, kỳ thủ đó sẽ bị phạt thẻ đỏ và bị xử thua cuộc.

Tarung Derajat

“Khó đỡ” những môn thể thao nực cười tại SEA Games

Tarung Derajat tên tiếng Anh là AA BoxeR, là sự hòa trộn của nhiều môn võ như Pencak Silat, Muay Thái, kick-boxing, karatedo, taekwondo. Tuy nhiên, Tarung Derajat lại tích lũy những đòn hiểm nhất, tàn bạo nhất và đôi khi là bị cấm sử dụng của những môn võ trên.

Trong lịch sử Indonesia, Tarung Derajat thường sử dụng để giết đối thủ hơn là thi đấu. Và nó cũng bị cho là mang nặng tính giết chóc sinh tồn hơn tinh thần thượng võ.

Ban đầu, Tarung Derajat được Indonesia đề xuất cho điền tên danh sách tranh huy chương tại SEA Games 26. Tuy nhiên sau khi vấp phải quá nhiều sự phản đối, Indonesia buộc phải loại bỏ một số thế đánh nguy hiểm khỏi Tarung Derajat đồng thời xếp môn này nội dung biểu diễn.

Nhật Minh – theo Trí Thức Trẻ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP