Bâng khuâng cùng mảnh đất Hà Tĩnh mình thương – Ảnh: Tia Nguyen
1. CON ĐƯỜNG TÌM VỀ HÀ TĨNH
So với những tỉnh khác trong vùng, Hà Tĩnh vẫn còn là một mảnh đất chứa đựng lắm đau thương, vẫn còn chưa phát triển mạnh mẽ nên hàng không chưa được khai thác. Tuy nhiên, khách du lịch Hà Tĩnh từ Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội có thể bay theo tuyến đường đến Đồng Hới (Quảng Bình) hoặc Vinh (Nghệ An) nhằm tiết kiệm thời gian hơn.
Hà Tĩnh chưa có mở tuyến bay hàng không – Ảnh: Tia Nguyen
Nếu không, các tuyến tàu hỏa Bắc Nam và xe khách vẫn di chuyển qua lại đây liên tục và hằng ngày nên du khách có thể thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với hành trình của mình.
Du khách có thể di chuyển bằng đường bộ – Ảnh: Tran Khoi
Còn với ai yêu thích sự xê dịch không ràng buộc, thì trải nghiệm chuyến đi trên chiếc xe máy xuối về khúc ruột miền Trung cũng sẽ mang đến vô vàn điều lý thú.
Chiếc xe máy là lựa chọn hoàn hảo cho những ai thích phượt – Ảnh: Tran Anh Linh
2. THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP NHẤT ĐỂ KHÁM PHÁ HÀ TĨNH
Là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh hứng chịu thời tiết vô cùng khắc nghiệt vào mùa hè và cả mùa đông. Mỗi khi hạ đến, nơi đây bị ảnh hưởng rất lớn của đợt nắng nóng kéo dài và cả cơn gió nồm khô hạn, rồi khi đông về, tiết trời lại lạnh giá đến run người. Chính vì thế, có hai khoảng thời gian lý tưởng nhất để về thăm mảnh đất Hà Tĩnh là dịp cuối xuân vào tháng 3, 4 và giữa thu tầm tháng 9, tháng 10.
Xanh trong bầu trời Hà Tĩnh mùa thu – Ảnh: Tran Khoi
Đến đây vào trung tầm 18/02 âm lịch hằng năm, du khách còn có cơ hội hòa mình vào không gian nhộn nhịp của lễ Hội chùa Hương Tích chẳng khác nào lễ Chùa Hương ngoài Hà Nội.
3. ĐI VỀ HÀ TĨNH, NGHỈ TRỌ NƠI MÔ?
Tại thành phố Hà Tĩnh, các khách sạn hay nhà nghỉ lớn nhỏ hầu như không tập trung một chỗ mà phần lớn chúng nằm rải rác ở nhiều nơi. Khách du lịch Hà Tĩnh có thể tìm trên các con đường khu vực Hà Huy Tập, Trần Phú, Phan Đình Phùng,… để thuận tiện di chuyển đến các địa điểm danh lam thắng cảnh khác.
Khu vực trung tâm thành phố Hà Tĩnh – Ảnh: Vũ Hà Duy
Riêng khu vực núi Hương Tích và biển Thiên Cầm đã phát triển tour du lịch mạnh mẽ hơn các nơi khác nên không khó để chọn cho mình một nhà nghỉ phù hợp. Tuy nhiên, vào những dịp cuối tuần hay mùa lễ hội, du khách cần liên hệ đặt phòng trước để kịp nắm bắt tình hình.
Biển Thiên Cầm dịch vụ nhà nghỉ có rất nhiều – Ảnh: Tran Khoi
Các khu vực xa hơn, ít người tìm về như Thạch Hải, Đồng Lộc, Kẻ Gỗ,… thì du khách cũng cần tìm hiểu và xác nhận phòng trước khi đến để không phải mất quá nhiều thời gian cho việc tìm chỗ nghỉ trọ.
Một số nơi được đánh giá tốt qua cảm nhận của người đi du lịch bụi để du khách tham khảo là nhà nghỉ Công đoàn, Cau Phu; khách sạn Lam Kiểu, Tân Giang, Sông La, BMC Plaza.
Một Hà Tĩnh thật đẹp từ khách sạn BMC Plaza – Ảnh: Vũ Hà Duy
4.HÀ TĨNH MÌNH THƯƠNG CÓ GÌ QUYẾN LUYẾN
Tuy không quá nổi nhưng dải đất nằm ở khúc ruột miền Trung cũng có nhiều lắm những điểm thi vị, sẵn sàng hạ gục người lữ khách mỗi lần đặt chân đến. Đó là biển Thiên Cầm sở hữu vòng cung đẹp mắt ngày đêm vui thú cùng mây trời trong tiếng nhạc sóng triền miên, lạ mắt. Xa xa là những hòn đảo lấp lửng giữa màn nước bạn, để du khách sau khi thỏa thuê vẫy vùng sẽ tìm cho mình một con thuyền nhỏ, lênh đênh trên mặt biển lặng, tham thú xung quanh, ngẩn ngơ một góc trời bình yên.
Vẻ đẹp của Thiên Cầm – Ảnh: Tran Khoi
Như có sức hút ma mị – Ảnh: Tu Geo
Một khoảnh khắc thư giãn trên Thiên Cầm – Ảnh: Tran Khoi
Đó là bãi biển Thạch Hải hoang sơ sở hữu bãi cát trắng mịn như làn da của nàng tiên nữ đang chờ người tình ghé thăm. Thạch Hải chỉ cách thành phố Hà Tĩnh chừng 10km nên không quá khó để du khách có thể tìm đến. Giữa màu xanh bao la biển cả, những con thuyền đánh cá của ngư dân như bé nhỏ hơn bao giờ hết.
Hoang sơ một góc trời biển Thạch Hải – Ảnh: Sưu tầm
Đó là đồi núi Hồng Lĩnh cao vút với ngọn Hương Tích và ngôi chùa cùng tên mang đến cho người khách du lịch Hà Tĩnh một mảng màu thanh bình, trù phú. Ta tự do đắm mình giữa bức tranh sơn thủy hữu tình, nghe tiếng chuông chùa vang vọng trong thinh không, nhẹ nhàng qua từng tích truyện mà chỉ khi đứng ở đây, nghe người ở đây thuật lại, ta mới có thể cảm nhận hết được ý nghĩa của nó.
Thấp thoáng ngọn Hồng Lĩnh từ núi Quyết – Ảnh: Nguyễn Cường
Chùa Hương Tích thanh bình – Ảnh: Sưu tầm
Đó là hồ Kẻ Gỗ nước trong veo như gương soi nép mình vào núi rừng như một người thích ẩn dật. Cái giao hòa của mênh mông nước bạc và bạt ngàn rừng xanh dù sáng tinh mơ hay màn đêm đầy sao trời đều hoàn hảo đến lạ. Để câu hát “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” cứ văng vẳng trong đầu mãi không thôi.
Đắp hồ xây đập, ta đưa dòng nước ngọt
để dòng mương nhỏ tắm mát quanh năm
Ruộng đồng ta thoả mơ uớc bao ngàn năm.
Miên man hồ Kẻ Gỗ – Ảnh: Che Trung Hieu
Với làn nước thu trong vắt – Ảnh: Che Trung Hieu
Đó là Ngã ba Đồng Lộc vọng khúc tráng ca bất tử của những con người tuổi trẻ, để người phương xa cúi đâu trước không gian tưởng niệm linh thiêng, dành tặng tấm lòng kính mến, ghi nhớ và biết ơn vô hạn đến người đã khuất. Là khu di tích của Đại thi hào Nguyễn Du để ta biết thêm bao điều về một nền văn học nước nhà.
Ngã ba Đồng Lộc anh hùng – Ảnh: Lương Cao Dũng
Tượng đài chiến thắng dấu ấn một thời – Ảnh: Chế Trung Hiếu
Tưởng nhớ những con người anh dũng – Ảnh: Tran Khoi
Và còn lắm những dang thắng khác mà chỉ khi chính đôi chân đang đứng ở đấy, chính đôi mắt nhìn thấy và chính trái tim cảm nhận, ta mới thực sự say lòng và hòa quyện cùng một Hà Tĩnh mình thương.
Mỗi nơi đi qua đều có những dấu ấn Hà Tĩnh khó phai – Ảnh: Tia Nguyen
5. THƯỞNG THỨC ĐẶC SẢN HÀ TĨNH
Đến Hà Tĩnh, nhất định phải thử qua món bánh canh và ram bánh mướt được chế biến từ những nguyên liệu hết sưc đơn giản như miến, thịt, nấm và miếng bánh mướt vô cùng dân dã nhưng lại làm cho ai kia phải mê mẩn mãi không thôi. Với những chuyến du hí đến vùng biển Hà Tĩnh, thì món quà hải sản từ biển cả sẽ không làm thực khách thất vọng. Cũng chỉ là cá tôm, cũng chỉ mực nghêu bình thường, nhưng cái hương vị đậm đà mang cái tình người Hà Tĩnh thì chẳng tìm thấy ở nơi khác được đâu.
Ram bánh mướt Hà Tĩnh hấp dẫn – Ảnh: Sưu tầm
Ngoài ra, còn một món ngon khác nữa dành cho khách du lịch Hà Tĩnh, đó chính là bánh bèo chén. Nó chẳng giống như loại bánh bèo bằng bột gạo mà ta vẫn hay thấy, bánh bèo Ha Tĩnh làm từ bột lọc, có nhân là tôm bóc vỏ, khi ăn kèm với rau thơm chấm nước mắm chua ngọt. Chỉ mới đọc thôi cũng đủ để ta “thèm” rồi, đúng không nào?
Món bánh bèo Hà Tĩnh lạ mắt – Ảnh: Sưu tầm
6. CHÚT MÓN QUÀ CỦA NGƯỜI HÀ TĨNH
Nhắc đến Hà Tĩnh, dù chưa một lần đặt chân đến thì nhiều người cũng sẽ nghĩ ngay đến món quà quê ngon lành với vị ngọt đậm đà cu đơ nức danh khắp cả nước. Kẹo cu đơ Hà Tĩnh đơn giản với lạc, bánh đa và mật thôi nhưng vì nó đã khắc họa đươc cuộc sống nên vô tình trở thành thức quà quý mà ai cũng muốn mua mang về làm quà.
Đơn sơ như cu đơ – Ảnh: Sưu tầm
Không chỉ thế, nếu đi du lịch Hà Tĩnh vào mùa bưởi Phúc Trạch khoảng tháng 7 đến tháng 9 âm lịch thì cũng đừng quên “rinh” một ít về làm quà cho người thân và bạn bè nhé!
Bưởi Phúc Trạch lừng danh – Ảnh: Sưu tầm
7. DẤU ẤN VĂN HÓA HÀ TĨNH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ VÀ LỄ HỘI
Vốn dĩ cùng một mái nhà với Nghệ An khi xưa nên nền văn hóa Lam Hồng đã in sâu vào người Hà Tĩnh, trải qua bao đời, những giá trị ấy vẫn mãi lưu tồn cùng thời gian. Đến Hà Tĩnh, du khách sẽ được lắng nghe câu hò Ví dặm thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước và cả tình yêu chung thủy nam nữ. Đến Hà Tĩnh, du khách sẽ được trải nghiệm qua nhiều làng nghề thủ công từ làm nón, dệt lụa, mỹ nghệ, để nụ cười tươi thắm trên môi mỗi khi nhớ về “Ai về Hà Tĩnh thì về – Mặc áo lụa Hạ, uống nước chè Hương Sơn”.
Về Hà Tĩnh nghe câu hò ví dặm bên khung cửi- Ảnh: Phan Toàn
Đến Hà Tĩnh, người lữ khách còn được dịp khám phá về nền văn hóa thơ ca với nhiều danh nhân nổi tiếng mà ta vẫn thường biết đến qua trang giấy của cuốn sách thời học trò. Đó là đại thi hào Nguyễn Du, danh y Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Công Trứ, Trần Phú, Hà Huy Tập, Ngô Ðức Kế, Huy Cận,… Tự hào lắm mảnh đất địa linh nhân kiệt Hà Tĩnh.
Tượng đại thi hào Nguyễn Du – Ảnh: Xuan Dung
Đến Hà Tĩnh, là du khách đã tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ ngơi không chỉ có cảnh đẹp, không chỉ có dấu ấn lịch sử mà còn cả những mùa lễ hội mang đậm nét tâm linh người miền Trung từ làng chài ven biển đến hội đền trên vùng núi cao. Tất cả đều như những mảnh ghép đẹp đẽ mà ta cần ghi lại.
Cuộc sống làng chài – Ảnh: Tran Toan
Lênh đênh sóng nước – Ảnh: Hung Le Van
Đến đền chùa đều in đậm văn hóa tâm linh – Ảnh: Tran Khoi
8. KHÁM PHÁ HÀ TĨNH, CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ?
1. Tránh đi vào những mùa có bão và mùa đông vì thời tiết khá lạnh.
2. Nên mang theo giày và dép bệt để thuận tiện trong khi di chuyển nhiều nơi. Cũng đừng quên các loại thuốc đặc trị, kem chống nắng, áo khoác trong balo của mình nhé!
3. Nếu có ý định căm trại thì hãy chuẩn bị thật kỹ các dụng cụ dựng lều, mền, áo ấm để trải qua một đêm thú vị cùng đất trời Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh cất lời mời gọi – Ảnh: Tia Nguyen
Rời bỏ hết mọi muộn phiền
Ta tìm về xứ Hà Tĩnh mình thương
Bước chân chùng chình vấn vương
Quyến luyến chẳng nở trên đường rơi xa
Vẫn còn lời hát ngân nga
Câu hò ví dặm hò la nơi này!
Hà Tĩnh tuyệt đẹp qua Flycam
Hà Tĩnh bước ra từ trong câu thơ, bài hát xưa vân luôn an yên như thế. Như một nơi chốn thanh bình, dung dị để người ta tìm về giữ những bộn bề, tấp nập. Nếu bạn có ý định đến một nới như thế thì còn chần chừ gì nữa, hãy cùng Mytour lập kế hoạch cho chuyến hành trình khám phá Hà Tĩnh mình thương ngay thôi nào!
Nguồn : http://mytour.vn/location/9737-hanh-trinh-kham-pha-buc-tranh-son-thuy-ha-tinh.html