Di tích - Thắng cảnh

Khai quật di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc

Qua khai quật, bước đầu đã phát hiện nhiều hiện vật thuộc loại hình công cụ đá, đồ gốm được trang trí hoa văn khác nhau, một số lượng xương răng động vật khá phong phú…, đặc biệt là hàm răng và bàn chân của cá thể tê giác (ảnh). Phần lớn hiện vật phát lộ nằm ở địa tầng văn hóa của các hố khai quật sâu trên 2m.

Bảo tàng Hà Tĩnh phối hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) đang tiến hành khai quật di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc (xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà), qua đó phát hiện nhiều hiện vật thời tiền sử thuộc hậu kỳ đá mới, có niên đại cách đây trên 4.000 năm.
Khai quật di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc
Phần lớn hiện vật được phát hiện tại hố khai quật được phân bố ở địa tầng văn hóa sâu trên 2m
Khai quật di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc

Răng và bàn chân của cá thể tê giác được phát hiện tại di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc

Di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc được các nhà nghiên cứu khảo cổ Việt Nam khai quật nhiều lần qua các năm trước đây và đã phát hiện nhiều hiện vật như: rừu tứ diện, bàn mài, bàn kê, hòn ghè; bi gốm, nồi, bình, vò âu; các đồ trang sức, xương, răng động vật và bộ hài cốt có niên đại cách ngày nay trên 4.000 năm.

Lê Bá Hạnh/ Baohatinh.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP