Hà Tĩnh ngày nay

Hương Khê –Tan hoang sau lũ

Đường làng ngõ xóm đứt năm gãy bảy, cây cối bật gốc, nhà cửa xiêu vẹo, người dân khốn đốn… Thực trạng này đang diễn ra tại vùng rốn lũ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Sáng ngày 19 tháng 10 sau khi lũ rút chúng tôi (PV) đã có buổi thị sát tại vùng rốn lũ huyện Hương Khê. Hình ảnh đập vào mắt là các công trình xung yếu, thi công dang dở bị sạt lỡ thành từng hố sâu,  vật liệu xây dựng, sắt thép, thậm chí máy trộn bê tông bị cuốn ra xa công trường hàng chục mét.

Đường Bê tông trở thành mương sau lũ.

Cây cối bật gốc chỏng chơ , nhất là hàng trăm ha Bưởi Phúc Trạch (một đặc sản quý hiếm) của người dân trước nguy cơ bị xóa sổ. Ngoài ra nhiều diện tích lúa, hoa màu, gia súc gia cầm bị lũ cuốn trôi, đẩy hàng chục ngàn người dân trên toàn huyện vào cảnh tái nghèo.

Trao đổi với chúng tôi ông; Nguyễn Sỹ Hoàn và ông Nguyễn Nho Dung  xóm Phú Lễ  xã Hương Trạch, huyện Hương Khê nghẹn ngào cho biết; “ gia đình tui (ông Hoàn, ông Dung) mỗi gia đình có 3 sào đất trồng bưởi Phúc Trạch 50 cây trong đó 40 cây bị bật gốc 10 cây bị đổ, gãy coi như mất trắng hoàn toàn”.

Nếu có trồng lại cũng phải mất từ 5 đến 7 năm sau nó (bưởi) mới cho thu hoạch, bao nhiêu vốn liếng vay mượn để mua cây giống, phân bón, thuê nhân công nay mới thu hoạch chưa đầy 2 mùa thì đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

Theo người dân nơi đây, nguyên nhân của trận lũ kinh hoàng là do nhà máy Thủy điện Hố Hô xã lũ với lưu lượng quá lớn, quá bất ngờ, không được thông báo trước nên người dân không kịp trở tay, cả gia đình chỉ trông chờ vào chừng đó cây bưởi, rồi đây không biết sống răng (sao) đây.

Đứng bên cạnh tôi, ông Dung nói chen vào nhờ các anh phản ánh với huyện, tỉnh, Trung ương, nếu không có biện pháp mà cứ để Thủy điện Hố Hô này muốn làm gì thì làm, dân Hương Khê chúng tôi cứ nghèo mãi, cứ 3 đến 4 năm họ xã lũ một đợt như thế này thi sống răng (sao) nổi, thích là họ xả chứ họ có thông báo với ai đâu, họ coi thường mạng sống của dân chúng tôi quá”

Không chỉ có tài sản của người dân  bị thiệt hai mà cơ sở hạ tầng nơi đây cũng bị lũ xé nát tan hoang, có những công trình bị xói lở sâu hàng mét, điển hình; đường Phúc Trạch Hương Liên dù thi công trên nền tự nhiên với địa chất chủ yếu là đá nhưng vẫn bị lũ gây sạt lỡ, xói mòn không khác nào con khe vừa cạn nước.

Nền đường trở thành khê suối vì lũ gây thiệt hại nghiêm trọng.

Anh (H) một người dân gần tuyến đường này cho biết; “trước khi lũ về con đường này rất đẹp và sạch, nhà thầu họ đã rãi bây (đá dăm kẹp đất) rồi nhưng nước lũ đã cuốn đi hết rồi, giờ nhìn nó (tuyến đường) không khác nào con Khe, con Suối.”

Không những đường giao thông mà cầu, kè, mương thủy lợi cũng bị lũ làm hư hỏng rất nhiều cụ thể; Cầu tràn, kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu đoạn qua xã Hương Trạch bị xói lở; tràn Cơn Trồ xã Phú Gia bị xói lở nghiêm trọng; cầu Trộ, cầu Trọt, cầu Bù Nội xã Gia Phố bị hư hỏng, máy bơm cấp 1 Nhà máy nước Gia Phố bị hư hỏng… thiệt hại ước tính hàng chục tỷ đồng.

Người dân thẫn thờ, không thể kìm lòng nhìn vườn bưởi gia đình bị lũ xóa sổ.

Trao đổi ông Lê Đức Khang trưởng Ban quản lý các công trình xây dựng huyện Hương Khê được biết; “ sau khi nước lũ rút, Ban đã bố trí cán bộ, nhân viên đã tiến hành kiểm tra các công trình cơ sở hạ tầng thuộc ban quản lý, đồng thời kết hợp rà soát báo cáo của các xã gửi lên, nhằm nắm rõ mức độ thiệt từng công trình để báo cáo lên trên đồng thời có phương án khắc phục.

Khi nước lũ kéo về rất nhanh, lực nước chảy rất mạnh, cây cối bị cuốn trôi tôi nghĩ chắc những công trình nằm giữa dòng chảy chắc không còn gì nữa, nhưng khi đến thì rất may các công trình trọng điểm này vẫn còn tồn tại; kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu xã Hương Trạch, nâng cấp sửa chữa, khe con họ Võ – xã Hương Giang, công trình cầu Trô, cầu đất xã Hương Thủy vẫn cơ bản bám trụ được, dù có bị thiệt hại, như thế là đảm bảo chất lượng.” ông Khang kết luận.

Cảnh tan hoang của hệ thống hạ tầng của huyện Hương Khê sau Lũ

Khi (PV) hỏi về quy trình xả lũ của nhà máy Thủy điện Hố Hô, ông Khang cho biết thêm; “ lợi đâu không biết chứ từ năm 2010 đến nay 2016 họ xả 2 lần là 2 lần dân Hương Khê mất mát, thiệt hại vô cùng lớn, phải mất 2 đến 3 năm trời mới khắc phục được, mà sao họ (các cấp quản lý nhà nước) không xem xét lợi và hại do công trình thủy điện này đem lại, chứ như thế này khổ dân lắm chú à.

Qua đây mong các cấp các ngành liên quan có các nhìn tổng quan hơn về cuộc sống dân sinh và đầu tư các công trình, phải đánh giá thật kỹ tác động, hệ lụy nó đối với cuộc sống con người. Điển hình là nhà máy Thủy điện Hố Hô!

Quang Toản

  Từ khóa: tan hoang sau lũ , Rốn lũ , Mưa lũ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP