Nhiều năm trôi qua, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân ở thôn 1, 2, 3 của xã Xuân Lam nằm dọc theo bờ sông Lam lại bị thu hẹp dần, sông ngày càng ăn sâu vào bờ. Ảnh: Cẩm Kỳ |
Theo ghi nhận của Báo Đại Đoàn Kết, đoạn bờ sông bị sạt lở kéo dài khoảng 1,5km, lấn sâu vào diện tích canh tác lúa, đất màu của người dân. Ảnh: Cẩm Kỳ |
Dấu vết sạt lở còn mới và vẫn tiếp tục hiện hữu mỗi ngày vì nơi đây chưa có bờ kè chống sạt lở. Ảnh: Cẩm Kỳ |
Nước từ thượng nguồn đổ về khoét hàm ếch dưới lòng đất khiến bờ sông bị sạt lở suốt cả năm. Ảnh: Cẩm Kỳ |
Sau mỗi lần sạt lở lòng sông đã rộng ra thêm khoảng 40 - 50m. Ảnh: Cẩm Kỳ |
"Vào mùa mưa, nước sông Lam chảy xiết dẫn đến đất bờ sông dễ bị sạt lở. Nhiều diện tích đất của gia đình tôi bị cuốn trôi xuống sông. Nếu tình trạng này kéo dài nguy cơ cánh đồng lúa của người dân ở đây cũng sẽ bị xóa sổ", bà Nguyễn Thị Hồng (trú tại thôn 3, xã Xuân Lam) nói. Ảnh: Cẩm Kỳ |
Theo người dân địa phương, trung bình mỗi năm sông Lam sẽ lấn sâu vào bờ khoảng 1 đến 2 m. Ảnh: Cẩm Kỳ |
Nhiều ha đất sản xuất của người dân nơi đây bị “nuốt” mất và đang ngày càng bị thu hẹp thêm. Ảnh: Cẩm Kỳ |
Theo lãnh đạo UBND xã Xuân Lam, tình trạng sạt lở bờ sông Lam đoạn chảy qua địa bàn xã đã diễn ra từ nhiều năm qua và vài năm trở lại đây, tình trạng này vẫn còn những diễn ra chậm hơn. Ảnh: Cẩm Kỳ |
Tình trạng sạt lở đã thu hẹp đất sản xuất, hoa màu của khoảng 50 - 60 hộ dân tại các thôn 1, 2, 3 (xã Xuân Lam) và đang bắt đầu đe dọa đến phần đất ruộng của người dân nơi đây. Ảnh: Cẩm Kỳ |
"Chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên đề xuất thực hiện dự án kè chống sạt lở dọc bờ sông nhưng do kinh phí quá lớn trong khi nguồn ngân sách của tỉnh hạn hẹp nên chưa thể làm được", vị lãnh đạo xã Xuân Lam cho hay. Ảnh: Cẩm Kỳ |
Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng việc sản xuất nông nghiệp, nay phương tiện chính là đất canh tác đã bị thu hẹp bởi lòng sông đang theo thời gian cứ lấn vào đất liền khiến bà con không khỏi lo lắng. Ảnh: Cẩm Kỳ |
Tác giả: Cẩm Kỳ
Nguồn tin: Báo Đại Đoàn Kết