Thời điểm PV có mặt tại hồ Đập Bộng Ang được chứng kiến hàng chục chiếc xe đang chờ múc đất và có rất nhiều xe khác đang hối hả ngược xuôi mang đất về các công trình.
Trao đổi với (PV) nhiều người dân ở xóm Yên Lập, xóm Ban Long xã Quang Lộc bức xúc; “ toàn bộ các tuyến đường giao thông nông thôn của xóm Yên Lập này do người dân đóng góp tiền, ngày công để làm nên. Vậy nhưng mấy ngày này xã cho một số cá nhân vào múc đất trong Đập Bộng Ang đi nơi khác, mỗi ngày có khoảng 150 chuyến đến 200 chuyến xe chạy trên tuyến đường này, lợi thì họ hưởng, còn đường nát thì rồi dân lại còng lưng đóng góp để làm.
Ông (D) nói tiếp: chú xem đường sá họ cày nát như thế sao mà không bức xúc cho được, không chỉ có vậy đất họ múc xe nào xe nấy đầy ắp, bạt thì không che, đất đá vương vãi khắp nơi, trời nắng thế này chỉ cần một chiếc xe máy chạy qua là bụi mù trời không thể chụi nổi”.
Ông (H) bức xúc nói xen vào: “ kể từ ngày họ múc đất trong hồ Đập Bộng Ang này trẻ con không dám ra đường chơi vì xe chở đất họ cứ chạy ầm ầm rất nguy hiểm, hơn nữa bụi đất ô nhiễm, thậm chí người lớn cũng khó thở mỗi lần có xe chạy qua huống chi trẻ con, cứ đà này nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em là không thể tránh khỏi.”
Tại cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Võ Hữu Hào- Chủ tịch UBND huyện Can Lộc chúng tôi được biết; “ về vấn đề này tôi cũng không rõ thực hư thế nào, để tôi trao đổi lại với chủ tịch xã Quang Lộc ông Đặng Hồng Kiệm xem thế nào rồi tôi sẽ thông tin lại.
Sau đó mấy ngày (PV) gọi điện thoại trao đổi lại thì ông Hào thừa nhận chuyện khai thác đất giữa hồ là có thật theo lời ông Hào; “ xã cho họ (một số cá nhân, tổ chức có phương tiện như máy múc, xe chở đất) tự đào và lấy đất bán để bù vào giá dầu cho máy múc, bù công, chứ không bán chác gì cả…?!”
Nhưng khi (PV) nêu ra một số dẫn chứng về nơi đổ đất thì vị Chủ tịch huyện Can Lộc lại bảo là “ xã hội hóa mà chú”. Khi (PV) đề cập về việc xe chạy quá nhiều dẫn đến đường bê tông bị hư hỏng nặng thì ông Hào biện bạch vòng vo là để trao đổi lại và sẽ có hướng khắc phục và xử lý, còn xử lý thế nào thì ông không trả lời được. Tiếp tục câu chuyện (PV) đề cập đến vấn đề bụi đất do xe không che bạt làm rơi vãi ra đường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, ông Hào cho biết; “sẽ bảo xã hạn chế bớt xe và có hướng xử lý, có gì chưa phải chú tạo điều kiện giúp đỡ.”
Trao đổi với ông Đặng Hồng Kiệm- Chủ tịch UBND xã Quang Lộc, ông thừa nhận những gì (PV) nêu ra là có thật, ông Kiệm nói; “ Quá trình nạo vét lòng hồ Đập Bộng Ang không hề có hồ sơ, giấy tờ văn bản nào. Chúng tôi có trao đổi qua với huyện và hợp đồng với chủ máy múc (ông Chiến Cường) người trong xã bằng cách cho họ tự múc, tự lấy đất đi bán hay làm gì là tùy họ.
Ông Kiệm cũng thừa nhận là mỗi ngày có khoảng 100 chuyến xe đến 150 chuyến xe chở đất đi bán, đường sá bị hư hỏng, ô nhiểm môi trường là có thật và theo như lời ông chủ tịch xã này thì dân cố gắng chịu đựng khoảng tháng nữa là xong nếu trời không mưa.”
Nạo vét lòng Đập trích nước phục vụ nông nghiệp cho nhân dân là chủ trương đúng đắn, vậy nhưng nạo vét như thế nào, với cao trình đáy đập bao nhiêu so với mặt ruộng (không cao quá, không thấp quá) phải hợp lý lại là chuyện khác. Đằng này nạo vét mà xã không biết vét sâu như thế nào, mọi việc cứ phó mặc cho các chủ máy múc… là không hợp lý.
Dư luận đặt nghi vấn cấp uỷ, chính quyền địa phương lợi dụng việc nạo vét hồ đập để tiếp tay cho các cá nhân, đơn vị có phương tiện lấy đất đi bán để cùng nhau trục lợi ?
Hình ảnh ghi nhận:
Quang Toản