Lao Động - Việc Làm

Hà Tĩnh: Dạy nghề, tư vấn XKLĐ cho ngư dân sau sự cố Formosa

Thạch Kim đất hẹp người đông. Diện tích  32,5ha với 2.019 hộ 10.836 nhân khẩu, trong đó lực lượng LĐ trong độ tuổi thanh niên hơn 2.700 người, chiếm hơn 25% dân số; ngành nghề chủ yếu khai thác đánh bắt hải sản, buôn bán dịch vụ. Đặc biệt, xã hiện có 800 công dân LĐ ở nhiều nước trên thế giới và tạo nguồn thu quan trọng.  “Xác định XKLĐ là một mũi phát triển kinh tế, chúng tôi đã thành lập Văn phòng tư vấn XKLĐ, giới thiệu việc làm.

Sau sự cố thảm họa môi trường Formosa, ngư nghiệp hầu như tê liệt, Văn phòng tư vấn xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại xã Thạch Kim (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã tích cực, chủ động tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ ngư dân XKLĐ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập.
Lớp học nghề may chuyển đổi nghề cho lao động nữ xã Thạch Kim.
Lớp học nghề may chuyển đổi nghề cho lao động nữ xã Thạch Kim.

Gần đây, khi sự cố Formosa xảy ra, một số LĐ đánh bắt nuôi trồng, dịch vụ buôn bán hải sản khó tìm kiếm việc làm, Văn phòng đã chủ động tìm kiếm công ăn việc làm, đào tạo nghề cho nhiều LĐ địa phương”, Bí thư Đảng ủy Phạm Xuân Lộc cho biết.

Với phong cách năng động, chủ động, Văn phòng tư vấn XKLĐ xã Thạch Kim đã tư vấn hơn 300 lượt người, làm thủ tục bay cho 40 người XKLĐ. Thời gian gần đây, Văn phòng đã tích cực liên hệ, hợp tác làm thủ tục xuất cảnh cho anh Nguyễn Văn Tuấn (thôn Giang Hà), Nguyễn Văn Luân (thôn Long Hải) đánh bắt xa bờ ở Đài Loan và chị Nguyễn Thị Thanh Tuyến (thôn Hoa Thành) là LĐ phổ thông ở Đài Loan xuất cảnh ngày 28.5.

Do nhu cầu đào tạo nghề ngắn hạn gắn liền với giải quyết công ăn việc làm, Văn phòng đã mở 2 lớp dạy nghề ngắn hạn chế biến thực phẩm và cắt may cho đối tượng là LĐ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và buôn bán dịch vụ hải sản. Lớp cắt may gồm 26 thành viên khai giảng từ tháng 5, thu hút nhiều chị em LĐ nữ tham gia. Cô Lê Thị Trang cho biết: “Quyết tâm của chị em học lớp may rất cao. Vì đa số chị em vào học lớp này trước đây là nghề buôn bán cá, lâu nay không có việc làm nên học bằng được để chuyển đổi nghề nghiệp”.

Hiện tại Văn phòng đang tiếp cận, triển khai bốn chương trình hỗ trợ ngư dân biển miền Trung sau sự cố Formosa của Bộ LĐTBXH. Đó là chương trình IM Japan, đã có 4 người thi tuyển (trong đó có 2 nam và 2 nữ). Chương trình EPS của Bộ LĐTBXH với Hàn Quốc dành cho đối tượng nam ngư dân ven biển miền trung độ tuổi từ 28 đến 35 học tiếng Hàn. Văn phòng đã gửi 22 người đến trường  ICO, chi nhánh Nghệ An để đào tạo tiếng Hàn Quốc. Đối tượng này chỉ cần chứng chỉ tiếng Hàn là bay được. Chương trình thứ ba là chương trình đánh cá gần bờ biển Đài Loan, Thái Lan. Hiện đã có 7 người đi Đài Loan, còn ở Thái Lan đang triển khai và đã có 2 người nộp hồ sơ. Chương trình XKLĐ đi Singapore dành cho người biết tiếng Trung, tiếng Anh …

Ông Hà Minh Tân – Chủ tịch UBND xã Thạch Kim lý giải: “Văn phòng tư vấn XKLĐ đã chủ động nắm bắt cơ hội, triển khai đúng lộ trình, đúng đối tượng, tư vấn kịp thời chính xác, nên đã góp phần gỡ được bài toán ngành nghề cho LĐ ngư dân”. Từ mô hình của xã Thạch Kim có thể gợi ý cho các xã, huyện ven biển miền Trung suy nghĩ tìm giải pháp để giúp ngư dân vượt qua giai đoạn khó khăn, ổn định cuộc sống.

Lớp học nghề may chuyển đổi nghề cho lao động nữ xã Thạch Kim
Văn phòng tư vấn xuất khẩu lao động đoàn xã Thạch Kim

LÊ VĂN VỴ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP