Hà Tĩnh: Dạy nghề, tư vấn XKLĐ cho ngư dân sau sự cố Formosa

Thạch Kim đất hẹp người đông. Diện tích  32,5ha với 2.019 hộ 10.836 nhân khẩu, trong đó lực lượng LĐ trong độ tuổi thanh niên hơn 2.700 người, chiếm hơn 25% dân số; ngành nghề chủ yếu khai thác đánh bắt hải sản, buôn bán dịch vụ. Đặc biệt, xã hiện có 800 công dân LĐ ở nhiều nước trên thế giới và tạo nguồn thu quan trọng.  “Xác định XKLĐ là một mũi phát triển kinh tế, chúng tôi đã thành lập Văn phòng tư vấn XKLĐ, giới thiệu việc làm.

Hà Tĩnh: Công ty Tiến Phát không được cấp phép đưa người đi XKLĐ

Báo Lao động thủ đô số 138, ra ngày 17/11/2015, có bài “Báo động tình trạng lừa xuất khẩu lao động” phản ánh việc một số lao động  ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) có dấu hiệu bị lừa đảo xuất khẩu lao động. Những ngày qua, nhiều người dân khác tiếp tục tìm đến báo Lao động thủ đô phản ánh họ cũng là nạn nhân của Công ty TNHH cung ứng lao động và thương mại Tiến Phát (Cty Tiến Phát) và đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc đảm bảo quyền lợi cho họ.

Công tác XKLĐ góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông thôn Hà Tĩnh

Hà Tĩnh hiện có 4 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động XKLĐ trực tiếp và có khoảng 25 – 30 doanh nghiệp XKLĐ thuộc các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành trong cả nước đến liên hệ, đăng ký tuyển chọn lao động trên địa bàn.

Hợp tác đẩy mạnh công tác XKLĐ sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản

Theo báo cáo của Sở LĐTB-XH, tính đến cuối năm 2013, Hà Tĩnh có 5.466 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thuyền viên. Tỉnh đã tuyên truyền, vận động được 405 lao động hết hạn hợp đồng về nước, chiếm 60,54% tổng số lao động hết hạn hợp đồng phải về nước trong năm 2012 – 2013. Giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại thị trường Hàn Quốc từ 58% năm 2012 xuống còn 40% cuối năm 2013. Hiện Hà Tĩnh còn 79 lao động hết hạn hợp đồng đang ở Hàn Quốc.

TOP