Con trai tuổi như Mạnh hầu hết “ăn chưa no, lo chưa tới”, thậm chí có em chưa bao giờ thổi cơm, hái rau giúp mẹ, mà Mạnh “nuốt lưỡi búa” dám mở nhà hàng ăn uống.
ht24h
Phan Hùng Mạnh (áo đen, giữa) cùng với cầu thủ Phi Sơn, Phi Hà. Ảnh nhân vật cung cấp

Con trai tuổi như Mạnh hầu hết “ăn chưa no, lo chưa tới”, thậm chí có em chưa bao giờ thổi cơm, hái rau giúp mẹ, mà Mạnh “nuốt lưỡi búa” dám mở nhà hàng ăn uống.

“Em thừa mơ mộng. Không phải mộng nội mà mộng ngoại sang Úc, Anh, Hàn. Đã  hai lần nạp tiền cho Công ty trên 400 triệu. Đã 2 lần hoc tiếng. “Xôi hỏng, bỏng không” vì vướng vào Công ty lừa, em về nhà lập nghiệp”- Mạnh kể.

Mạnh lựa chọn mở nhà hàng dê tùng xẻo vì lợi thế gia đình có nhà hàng to ở Vinh, Mạnh không chỉ được hỗ trợ cơ sở vật chất mà còn kinh nghiệm hành nghề.

Những tháng ngày bố mẹ ra Vinh mở cửa hàng kinh doanh, anh em Mạnh ở lại quê. Là anh cả, Mạnh lo cơm nước, sinh hoạt cho 3 anh em, nên Mạnh quen chợ búa, bếp núc.

“Hương Sơn không chỉ có cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, con người hồn hậu mến khách mà còn nổi tiếng với kẹo cu đơ, cá mát, cam bù, dê tái. Người ta yêu quê, yêu món ăn độc đáo của quê. Mở nhà hàng em muốn mang đến cho thực khách miếng ngon của mảnh đất Hương Sơn” – Mạnh nói.

Thương trường là chiến trường khốc liệt. Mạnh đã từng nếm trái đắng thất bại. Khi non nớt cả tin, khi thiếu kiểm soát chặt chẽ, lại có khi do sơ suất trong hợp đồng nên không hiếm những lần khách hàng đặt tiệc mà không đến. “Những lần như vậy, ông chủ  nhà hàng lặng lẽ , không oán trách, bỏ qua” – Chú Nguyễn Long (nhân viên nhà hàng) kể.

Bỏ qua nhưng vẫn ấm ức và buồn, khách đến Mạnh lại vui. Mạnh không nề hà, “vừa chém, vừa vác”, quạt than, quay dê, pha thịt, dọn mời khách, cho đến đánh tiết canh. Mạnh làm thoăn thoắt, diệu nghệ.

“Em lựa chọn dê tùng xẻo là vì ở Hương Sơn hầu hết là dê thui tái. Nhiều khách Hà Nội, Sài Gòn đến quán dê tái không dám ăn món dê còn đỏ, nên lựa chọn giải pháp dê quay, một mặt đáp ứng được nhu cầu thực khách, một mặt làm đa dạng hóa các món dê ở Hương Sơn”  – Mạnh “bật mí”.

Nhưng bí quyết có được món dê quay tùng xẻo ngon lành là cả một vấn đề. Nguồn dê phải là dê thả ở núi. Dê Hương Sơn, Hương Khê, Thanh Chương, Đô Lương  săn, chắc, ngọt vì ăn lộc lá thiên nhiên. Những con chân nhỏ, bụng thon, mông to, đùi nở ngon thịt.

Còn quay dê cả một nghệ thuật. Nghệ thuật điều tiết vòng quay nhanh, chậm; nghệ thuật đơm than, giữ nhiệt hạ lửa; nghệ thuật sử dụng lá chuối khô đánh bóng cho nước da lên màu cánh dán; nghệ thuật pha thịt, đánh tiết canh vv…“Tay nghề là hiển nhiên, nhưng cái gốc quan trọng là tấm lòng chân thành, không pha trộn, không hám lời mà coi khách là “ thượng đế”, lấy niềm vui của khách được ăn món ngon làm niềm vui của mình”. Mạnh tâm niệm.

Vì thế nên nhà hàng dê tùng xẻo của Mạnh dần dần được khách lựa chọn.

Mở nhà hàng dê tùng xẻo lấy tiền làm từ thiện

 Phan Hùng Mạnh (áo đen) cùng với Phi Sơn, Phi Hà trao tiền từ thiện cho các em HS nghèo và hoàn cảnh nghèo khổ không may mắn. Ảnh nhân vật cung cấp

Cách làm từ thiện của Mạnh cũng có một không hai. Vừa rồi, nhân ngày Đoàn kết toàn dân, Mạnh đã một mình đứng ra lên kế hoạch, kêu gọi liên kết, tài trợ chính cho trận đá bóng tại sân vận động thị trấn Phố Châu Giữa 2 đội FC Phố Châu – Dê tùng xẻo và FC Family No. 1
Trận đấu có sự góp mặt của các cầu thủ đã và đang khoác áo đội tuyển Quốc gia Việt Nam như: Phi Sơn, Trọng Hoàng, Huy Hoàng, Nguyên Mạnh, Hồng Việt, Âu Văn Hoàn, Mạnh Hùng, Quế Ngọc Hải… Mục đích của trận cầu nhằm kêu gọi sự ủng hộ, quyên góp quỹ cho trẻ em nghèo và mồ côi tại huyện nhà.

Nhân dân miền núi Hương Sơn được xem trận cầu mãn nhãn. Sau trận cầu, cậu chủ quán dê tùng xẻo quyên góp được 37, 5 triệu đồng. Cậu lại cùng với cầu thủ Phi Sơn, Phi Hà và đại diện UBND thị trán Phố Châu đến tận những cảnh đời éo le bất hạnh bằng tấm lòng đồng cảm và chân thành.

“Tại Hương Sơn, nhiều nhà hàng nổi tiếng doanh thu hàng ngày rất cao, nhưng chưa thấy ai làm từ thiện. Riêng cậu Mạnh này, mở quán ăn, lời lãi chưa biết như thế nào nhưng lại có tấm lòng vàng vì người nghèo” – Bác Nguyễn Viết Anh (nông dân Sơn Phú) tấm tắc.

LÊ VĂN VỴ