Nhân dân dâng hương cầu sức khỏe tài lộc mùa màng bội thu.
Cứ mỗi độ tết đến xuân về dân làng lại tổ chức tế lễ tại đền làng cầu mong được sức khỏe dồi dào, mùa màng bội thu, con cháu đỗ đạt công thành danh toại. Dịp tết đến là cơ hội cho con cháu đi làm ăn xa về thăm viếng đền làng, công đức để được phù hộ độ trì cho đại gia đình được bình an. Những người con quê hương đi làm ăn xa được phát tài phát lộc …
Sự linh thiêng của đền làng được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Đền làng thờ đức thánh mẫu, thờ thành hoàng làng và các vị thần tổ của làng.
Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa làng quê, dân tộc Việt Nam như kéo co, chọi gà…
“Tiếp nối truyền thống văn hóa tâm linh của ông bà tổ tiên từ trước, hàng năm ban tổ chức tế lễ đền làng và bà con nhân dân tổ chức tế lễ vào các dịp tết nguyên đán, lễ khai hạ, rằm tháng giêng và rằm tháng bảy. Sự linh thiêng của đền làng khi con cháu trong làng đi ra làm ăn thắng lợi về làm giàu cho quê hương. Cứ đến mùa thi đại học cao đẳng thì các cháu lại về đền thắp hương để xin đổ đạt. Tôi rất hạnh phúc và phấn khởi”,ông Trần Văn Sự, BT chi bộ trưởng ban công tác mặt trận, trưởng BTC chia sẽ.
Tại đây còn lưu giữ được nét văn hóa tâm linh của người Việt Nam nói chung và dân Nghệ Tĩnh nói riêng. Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, văn hóa làng Việt đã bị mai một dần thì nơi đây lại chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa làng. Sau lũy tre làng, bên giếng làng, dưới mái đình làng, trong bầu khí thân thương của những ngày hội làng, mọi người sống với nhau nặng tình nặng nghĩa, giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn. Tình làng nghĩa xóm, quan hệ láng giềng ràng buộc con người trong nếp sống làng, xã có kỷ cương, trong sáng và thanh cao.
Bài ảnh: Đại Dương