Khám phá

Có một kho báu quý giá dưới biển Việt Nam

Giá trị của chúng lớn hơn bất kỳ tài sản hải tặc nào…

Kho báu bí ẩnThuyền trưởng Kidd, một trong những tên cướp biển nổi tiếng nhất thế giới, đã bị treo cổ tại London vào năm 1701. Trước khi bị treo cổ, Kidd được phỏng đoán rằng đã chôn giấu một khối lượng kho báu khổng lồ – ước tính tương đương với 15 triệu đô ngày nay – trong thời gian hắn chu du khắp thế giới. Nhiều người đã săn lùng trong những tấm bản đồ, sách cũ và đại dương bao la để tìm kho báu đó, nhưng vị trí của nó vẫn còn là bí ẩn.


Thuyền trưởng Kidd

Đầu những năm 1980, một diễn viên vô danh của vương quốc Anh tên là Richard Knight nghĩ rằng ông ta đã tìm được vị trí kho báu trên một hòn đảo nhỏ tên Hòn Tre Lớn gần đảo Phú Quốc, tại mũi nam của Việt Nam. Knight và đồng sự người Mỹ Cork Graham rời Thái Lan năm 1983 và bắt đầu hành trình đến đảo. Nhà văn Glenys Robert, người đã giúp Knight viết hồi kí và đóng góp vào một cuốn phim tài liệu về Knight, rằng ông ta khẳng định đã tìm thấy hòm kho báu của Kidd nhưng không thể vận chuyển nó một mình. Vì vậy ông ta và Graham đã quay lại hòn đảo để lấy nó.


Richard Knight hướng đến hòn đảo nhỏ Hòn Tre Lớn, Việt Nam, nơi ông cho rằng ông đã tìm thấy một số báu vật thất lạc của thuyền trưởng Kidd

Trước khi họ có thể hoàn thành công việc khai quật, một sự cố đã xảy ra. Knight và Graham đã bị quân đội Việt Nam bắt và bị giam giữ 14 tháng tại nhà tù Kiên Giang. Sau khi đóng một khoản phạt lớn, họ được thả. Nhiều năm sau, Knight biến mất và Roberts viết một bài trên Daily Mail nói rằng ông ta đã chết vào khoảng năm 2001, vẫn khẳng định mình biết vị trí kho báu bị thất lạc của Kidd.Liệu Knight có nói sự thật về kho báu của thuyền trưởng Kidd hay không là điều không ai biết. Nhưng điều hiện nay đã sáng tỏ chính là bờ biển, đảo và sông ngòi của Việt Nam có rất nhiều kho báu mà giá trị của chúng có thể còn lớn hơn bất cứ tài sản hải tặc nào. Các chuyên gia nói rằng Việt Nam có thể có số lượng các di chỉ khảo cổ dưới nước lớn nhất hành tinh, chúng có thể cho biết nhiều điểu về lịch sử của vùng đất từ thế kỉ thứ I đến nay.Không còn là kho báu… đó là lịch sử“Tôi không nghĩ rằng có nơi nào khác có thể có những di chỉ tốt hơn, quan trọng và có tầm ảnh hưởng hơn Việt Nam. Khối lượng lớn các di chỉ dọc bờ biển Việt Nam rất đáng kinh ngạc”, Tiến sĩ Mark Staniforth, nhà nghiên cứu chính về các di chỉ liên quan đến hoạt động trên biển của con người tại Đại học Monash, Úc, cho biết.Staniforth đến Việt Nam lần đầu vào năm 2008 khi ông có dịp làm việc tại một di chỉ quan trọng trên sông Bạch Đằng, 20 km về phía Bắc của Hải Phòng. Đây là nơi mà đội chiến hạm Mông Cổ bị tiêu diệt vào năm 1288. Quân đội Việt Nam đã dụ đội tàu gồm 400 chiến hạm của quân Mông Cổ đi vào hàng trăm cọc chông được cắm sẵn dưới lòng sông. Khi kết thúc trận chiến, người Việt đã đốt, đánh đắm phần lớn tàu địch và đánh bại đội quân xâm lược.


Mark Staniforth chụp ảnh đồng nghiệp của anh khi làm công tác khám phá di chỉ trên sông Bạch Đằng

Ngày nay, rất nhiều cọc còn tồn tại và một số đã được tái tạo. Ngoài ra, chứng cứ về đội tàu đắm cũng vẫn còn ở dưới đáy sông. Mặc dù các nhà khảo cổ người Việt đã bắt đầu khảo sát địa điểm này từ năm 1950 nhưng Staniforth nói rằng vẫn còn nhiều điều cần khám phá. “Phải mất đến 1 thập kỉ để khám phá hết khu vực đó và nó có thể làm sáng tỏ mọi điều về cuộc xâm lược vào thế kỉ 13”, ông nói.Việt Nam không chỉ có di chỉ dưới nước về những cuộc chiến và cướp biển. Những tàu buôn di chuyển từ Trung Quốc đến Ả Rập có thể đã dừng ở nhiều cảng của Việt Nam từ đầu thế kỉ thứ 7. Cũng có những bằng chứng vật chất từ năm 700 sau Công Nguyên được tìm thấy ở nhiều cảng và thị trấn Việt Nam.Muộn còn hơn khôngStaniforth khẳng định: “Tất cả đều ở trên ngưỡng cửa nhà của Việt Nam, theo nghĩa đen”. Điều mà vị giáo sư này tiếc nhất là các nhà khảo cổ học dưới nước của Việt Nam không được đầu tư thích đáng và thiếu hụt các thiết bị, dù là cơ bản nhất, để tiến hành nghiên cứu một cách bài bản.“Khi chúng tôi bắt đầu đến Việt Nam vào năm 2008, họ đề nghị chúng tôi mang theo một số thiết bị”, Staniforth nói. “Tôi nghĩ họ muốn những thiết bị cao cấp với giá hàng trăm nghìn đô như nam châm dưới nước hay máy phát sóng siêu âm. Thế nên chúng tôi rất bất ngờ khi thứ họ cần là những thiết bị cơ bản như tàu ngầm. Ngạc nhiên hơn, những nhà khảo cổ già dặn của Việt Nam không được sử dụng những thiết bị cơ bản, họ thậm chí còn chưa bao giờ thấy thiết bị GPS”.


Tiến hành khai quật tàu chứa cổ vật tại Việt Nam vẫn còn quá thô sơ

Rất khó để chính quyền có thể bảo vệ được những hiện vật khảo cổ đã được tìm thấy. Dân chài phát hiện ra nhưng lại đánh cắp các bảo vật và bán cho thị trường chợ đen. Nếu người địa phương không lấy trước, các công ty trục vớt hay những tay săn đồ cổ chuyên nghiệp sẽ làm việc đó. Thậm chí đã có những trường hợp chính quyền địa phương đã thuê những công ty trục vớt để tìm những con tàu đắm, sau đó lại phải bán những món đồ cổ để có tiền trả cho những công ty đó.Nhưng mọi thứ đang dần thay đổi khi chính quyền đã chính thức bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của các di sản dưới nước ở Việt Nam. Cho đến thời điểm rất gần đây, những cuộc khảo sát do người Việt làm chủ đã được tiến hành, tại hàng ngàn di tích khắp đất nước. Mặc dù nạn săn đồ cổ vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, các nhà khảo cổ trong và ngoài nước vẫn có nhiều hy vọng.Vào tháng 7 vừa qua, Viện khảo cổ học Việt Nam đã thành lập bộ phận khảo cổ dưới nước và Tiến sĩ Lê Thị Liên, trưởng bộ phận, nói rằng những di chỉ đã trong quá trình tìm kiếm. Bà nói: “Ngày càng có nhiều di tích được khai quật và bảo tồn. Người Việt đã dần hiểu ra được giá trị của khảo cổ học”.

Gia Hoàng (Báo Đất Việt)

  Từ khóa: kho báu , Có một , dưới

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP