Người đương thời

Cha đẻ 'Câu đợi câu chờ' lý giải về 'đồng trinh'

'Nay anh trở về bên dòng sông La. Con đò vẫn nguyên dòng sông còn đó. Câu hò quê mình mộc mạc mà thương. Ngày xưa anh đi khắp nẻo đường. Câu hò ví dặm anh thương trọn đời' (Câu đợi câu chờ/ Ngọc Thịnh).

Nhạc sỹ Ngọc Thịnh, tác giả ca khúc nổi tiếng này, lý giải “Con đò vẫn nguyên dòng sông còn đó’ là sự suy tưởng.

‘Có nhiều người hỏi tôi tại sao con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó. Tôi bảo đó là sự trinh nguyên, đồng trinh của dòng sông. Như Đức Mẹ đồng trinh. Nó là suy tưởng, tâm tưởng từ trong ký ức về một dòng sông và con đò trong quá khứ nhưng vẫn còn nguyên ngày hiện tại’, ông nói.


‘Con đò vẫn nguyên’ là sự đồng trinh. Nó không phải là cái chúng ta tưởng tượng. Nó là tâm hồn nguyên sơ như khi người con đi xa trở về đối mặt với dòng sông quê nhà’, tác giả của những ca khúc dân gian giãi bày.



Nói về công việc hiện nay, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh bày tỏ, ông băn khoăn chưa biết làm sao để thu hút nhân tài về Hà Tĩnh, để giữ được hồn quê, giữ được chất liệu văn hoá, cái trữ tình đa tình trong âm nhạc xứ Nghệ. Nhạc sỹ Ngọc Thịnh cho hay ‘Hãy giúp tôi kêu gọi nhân tài, đóng góp cho quê hương, cho gía trị tinh thần Hà Tĩnh, cho chất liệu đặc sắc của văn hoá xứ này. Không phải cho tôi, không phải cho Nhà hát nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh mà tôi làm giám đốc’.


Người nhạc sỹ của những tác phẩm về Hà Tĩnh lừng danh trông dáng nghệ sỹ, liêu xiêu bên bàn rượu, vào một ngày cuối tuần nắng đẹp. Ông ngủ ngon lành giữa những lời ca cùng với nhịp đập sống đập vui vẻ từ những em gái Hà Tĩnh. Còn nhớ, sau khi Người đưa tin đăng bài về Ngọc Thịnh, ông gọi cho tôi ‘Dũng ơi, nhớ lắm, về quê đi’. Xuống sân bay Vinh, gọi ngay cho Ngọc Thịnh để hẹn nhậu, khi ông tới, đã liêu xiêu sóng sánh, đã quên đã tỉnh, đã nhập mình vào nhịp đàn ‘nay anh trở về bên dòng sông La’.


Ở Hà Nội, mỗi lần lặng thầm hát ‘Nay anh trở về bên dòng sông La’, tôi gai người như sốt rét. Về tìm lại ký ức từ những dòng sông trải nghiệm đau thương nửa kiếp người, thấy quê hương nặng trĩu một niềm yêu thương vô bờ bến. Trở về với con sông nơi đã từng hò hẹn, mé sông bên cạnh là mộ tập thể của những đồng bào tử nạn hồi lũ lụt năm 2010, thấy cuộc sống đã đổi thay, đã đau thương, đã quên, đã giận và đã tha thứ như ’em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa’ (Olga Becgon).

“Tôi bị ảnh hưởng bởi mẹ tôi, một phụ nữ cam phận, vất vả suốt đời vì chồng, vì con. Mẹ thuộc nhiều câu ca dao, nhiều bài kinh Phật, mẹ thường hay đi lễ Chùa và tụng kinh, tôi còn lưu giữ những bài kinh kệ mẹ tôi đã đọc, bà có một chất giọng ngân nga cao vút, trong trẻo.


Trong cuộc sống hàng ngày, mẹ hay trích dẫn những câu thơ trong truyện Kiều để nói về thân phận làm người giữa cuộc đời và tôi cũng thường khai thác những ý tứ mà mẹ đã răn dạy, bởi thế trong sự nghiệp sáng tác của tôi, mẹ là người có ảnh hưởng nhiều nhất. Về sau này còn có thêm vợ tôi, ca sỹ Thái Bảo” – Trích phỏng vấn Ngọc Thịnh của Người đưa tin.


Việt Dũng

Người Đưa Tin

  Từ khóa: Lý giải

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP