Cầu vượt tại vòng xoay Cây Gõ được xem là lớn nhất trong số 12 cây cầu vượt bằng thép ở Việt Nam. Cầu có hướng chính trên đường Hồng Bàng và một nhánh tẽ sang đường 3/2. Dự án có tổng đầu tư hơn 450 tỷ đồng.
Nhánh chạy thẳng đường Hồng Bàng dài khoảng 350m cho phép xe máy lưu thông. Trong ảnh: Chân cầu vượt nhánh Hồng Bàng từ Q.11 về hướng Q.6 có 2 làn xe chạy ngược chiều.
Tình trạng giao thông thường xuyên bị kẹt cứng ở điểm đen này sẽ được giải quyết khi cây cầu thông xe.
Nhánh tẽ sang đường 3/2 dài khoảng 230m, chỉ cho xe buýt và ô tô dưới 9 chỗ lưu thông, nối vào đường Hồng Bàng đi ngã tư An Lạc và các tỉnh miền Tây.
Công trình được thiết kế hình chữ Y.
Điểm giao nhau giữa 2 nhánh từ đường Hồng Bàng và nhánh đường 3/2.
Các trụ cầu được thiết kế rất bắt mắt và chắc chắn.
Cầu được thiết kế có 14 nhịp, do Xí nghiệp cơ khí Quang Trung và Tổng Công ty cầu Thăng Long thi công, Khu Quản lý Giao thông Đô thị 1 (TP.HCM) chủ đầu tư.
Mặt cầu nhánh đường Hồng Bàng với 2 làn xe lưu thông.
Nhánh đường 3/2 uống lượn giữa hàng cây cổ thụ.
Mảng xanh dưới cầu.
Khởi công từ 27/4/2013, sau gần 6 tháng thi công công trình đã sẵn sàng được đưa vào sử dụng.
Công nhân đơn vị thi công làm việc suốt ngày đêm, hoàn thành công trình vượt tiến độ.
Hai nhánh của cây cầu nhìn từ đường Minh Phụng, Q.6
Cầu vượt chữ Y vào ban đêm.
Theo Sở GTVT trình UBND TP.HCM, cầu vượt thép tại ngã 6 Gò Vấp có hình chữ Y với nhánh chính nằm theo hướng đường Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm và nhánh rẽ theo hướng đường Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Oanh sẽ được khởi công tiếp theo. Đây sẽ là cây cầu vượt thép thứ 7 được xây dựng tại TP.HCM. Công trình dự kiến có tổng vốn đầu tư 354 tỷ đồng.
Theo Tri Thức