Trước thực trạng đó, ngày 4-6-2012, cầu Treo Chợ Bộng được đầu tư sửa chữa thay thế hầu hết hệ thống dầm dọc, dầm ngang, quang treo để đảm bảo tải trọng khai thác là 10T với tổng kinh phí 4,2 tỷ đồng, trích từ nguồn vốn duy tu sữa chữa hàng năm của tỉnh. Cầu đã được bàn giao cho đơn vị thi công là Công ty CP quản lý và xây dựng công trình giao thông Hà Tĩnh tiến hành tập trung nhân vật lực để khẩn trương sửa chữa và hoàn thành trước mùa mưa bão năm nay.
Có mặt tại cầu Treo Chợ Bộng, chúng tôi quan sát thấy, phần lớn dầm dọc và dầm ngang nằm phía dưới mặt sàn tấm bản rôbinsơn bị han dỉ nhiều; có thanh dầm dọc bị thủng nhiều chỗ, có thể dùng tay gỡ ra từng miếng sắt gỉ. Nguy hiểm hơn mỗi lần xe tải chở nặng đi qua, các thanh dầm dọc này có nguy cơ bị oằn xuống. Do đó, phương án sửa chữa lần này mà đơn vị tư vấn là Công ty TNHH GTVT thuộc trường đại học GTVT Hà Nội thiết kế là thay thế toàn bộ khoang treo, dầm ngang (24/29 dầm, do có 5 dầm đã được thay từ trước đó) và dầm dọc (1.092m loại 2U 140/1.560m dài).
Ông Nguyễn Hữu Lĩnh – Phó Giám đốc Công ty CP quản lý và xây dựng công trình hạ tầng Hà Tĩnh cho biết: lần sữa chữa này thay thế toàn bộ dầm và khoang cầu đã xuống cấp, nhưng do vật liệu nhà thiết kế đưa ra gồm: thép dầm ngang I300, khối lượng 36,7kg/một mét dầm; dầm dọc U 140, khối lượng 12kg/1 mét dầm do loại vật liệu nêu trên hiện nay trên thị trường nước ta không có do đó phải chỉnh sửa lại thiết kế nên mới tìm kiếm được nguyên vật liệu phù hợp do đó thời gian sữa chữa phải kéo dài hơn so với dự kiến. Hơn nữa, với công nghệ sơn cầu thép mà đơn vị thiết kế đưa ra là sơn theo công nghệ Epoxy 4 lớp vì thế đơn vị cũng phải thuê tận Sài Gòn mới có loại máy phun sơn công nghệ mới này. Thời gian sửa chữa kéo dài gần 4 tháng đến 2-10-2012 mọi việc thay thế hầu như đã được hoàn thành hiện chỉ còn một số hạng mục nhỏ lẽ như sữa chữa lan can, tay vịn, và lắp đặt lại các tấm bản Robinson.
Hệ thống quang treo cũng được thay mới
Ông Trần Đăng Khoa, Hạt trưởng hạt QLGT số 2 Đức Thọ, đơn vị trực tiếp thi công công trình cho biết: Trong quá trình sửa chữa cầu, toàn bộ phương tiên ô tô phải đi vòng tránh khá xa, nếu như không muốn chờ thời gian lắp một thanh dầm ngang phải mất khoảng 45-60 phút, do đó khi tiến hành thay dầm ngang phải ngừng toàn bộ các hoạt động lưu thông cả trên cầu và cả dưới sông. Với khối lượng công việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng trên thực tế thì tại công trường luôn luôn phải đảm bảo 30 công nhân làm việc cật lực, ngoài 20 người làm việc trực tiếp trên cầu, đơn vị thi công phải thường xuyên đảm bảo quân số 10 người để điều tiết giao thông cả trên bộ lẫn dưới sông để tránh tình trạng mất ATGT và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện tham gia giao thông cả trên bộ lẫn dưới sông trong quá trình thi công công trình.
Thiết nghĩ, bên cạnh sửa chữa lớn cầu Treo Chợ Bộng, ngành Giao thông Hà Tĩnh cần sớm có phương án xây dựng cầu cứng thay thế cầu treo Chợ Bộng nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, nhất là trong mùa mưa bão.
ĐỨC THIỆN
Hà Tĩnh Online