Kinh tế

Cách chọn thịt lợn rừng đúng chuẩn cho người sành ăn

Để có những con lợn rừng ngon, đúng chuẩn, người nuôi cũng cần phải có cách chọn đúng con giống. Trong quá trình nuôi, phần ăn của mỗi con cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt khi nói không với cám tăng trọng. Sau gần 1 năm chăm bẵm, con lợn rừng sẽ đủ cân nặng để xuất chuồng đảm bảo mang đến cho khách hàng những kg thịt tươi ngon nhất.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết cổ truyền, ngay lúc này thị trường thực phẩm tết đã bắt đầu sôi động. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, giờ đây khi không còn phải lo ăn no thì các bà nội trợ lại bắt đầu tìm những món ăn ngon. Thịt lợn rừng trước đây là thực phẩm xa xỉ nhưng ngày nay món ăn này ngày càng phổ biến. Thế nhưng, trong cái thị trường thực phẩm đầy “hỗn loạn” này thì chọn nguồn thịt lợn rừng sao cho ngon, cho sạch.

Khu chăn thả lợn rừng bán hoang dã của gia đình anh Lê Văn Phương

Nói về kỹ thuật nuôi lợn rừng, đầu tiên người nuôi chọn con giống được lai tạo từ lợn rừng thuần chủng và lợn rừng lai tạo thế hệ F2. Trong quá trình lợn mẹ mang thai phải hoàn toàn tự nhiên không có tác động của con người. Theo tập tình của con lợn rừng thì khi đến ngày sinh sản, lợn mẹ sẽ vào rừng đào hố, quây ổ sinh con. Sau khi sinh từ 5 đến 10 ngày, lợn mẹ sẽ dẫn đàn lợn con về lại chuồng của mình.

“Lợn mẹ dẫn con về thì phải tiến hành tiêm phòng và nuôi thả ở khu chuồng cao ráo, sạch rẽ. Trong quá trình nuôi, chăm đàn lợn sẽ được cho ăn các thực phẩm từ ngô, khoai, các loại lá cây rừng như cỏ, thân chuối…Khi đàn lợn đạt trọng lượng từ 10 đến 15kg sẽ bắt đầu được thả rông ra khu trang trại bán hoang dã để những con lợn này tự tìm thức ăn trong đất hoặc thân cây”, anh Lê Văn Phương (SN 1979) trú xã Quỳnh Thắng , huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An chủ trang trại chăn nuôi lợn rừng Nghệ An cho biết.

Những con lợn rừng đạt chuẩn phải được nuôi bằng thức ăn từ tự nhiên, nói không với cám tăng trọng

Lợn rừng là động vật ăn tạp nên khá dễ nuôi lại ít bệnh, giá bán cao nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngày nay, thịt lợn rừng được rất nhiều nhà hàng, quán nhậu lựa chọn làm món “đặc sản” để phục vụ cho khách hàng của mình. Thịt lợn rừng lành tính lại chế biến được nhiều món ăn ngon nên nhiều bà nội trợ lựa chọn để chế biến món ăn cho gia đình.

Tuy nhiên, có cung ắt có cầu, khi mà nhu cầu mua của người dân lớn thì có rất nhiều trang trại nuôi lợn rừng để bán. Anh Phương chia sẻ thêm: “Dù con lợn rừng ít bệnh, dễ nuôi nhưng nuôi thế nào để có chất lượng thịt ngon, đúng chuẩn như lợn rừng hoang dã là điều không phải trang trại nào cũng làm được. Có những nơi, vì lợi nhuận nên họ đổ thúc khiến con lợn quá béo, lớp mỡ dày, thịt nhão sẽ mất ngon. Thế nên, bình thường, lợn rừng muốn xuất bán phải nuôi từ 10 tháng đến 1 năm”.

Những miếng thịt lợn rừng của trang trại gia đình anh Phương

Sở hữu cho mình khu trang trại rộng lớn, nuôi hàng trăm con lợn rừng theo mô hình bán hoang dã nên nhiều năm nay, anh Phương đã gây dựng cho trang trại của mình một thương hiệu thịt lợn đạt chuẩn. Không những vậy, với kinh nghiệm nhiều năm thu mua lợn rừng cho hơn 20 hộ gia đình trong xã giờ đây anh Phương có thể nhìn qua là biết được con lợn đó có được nuôi đúng chuẩn, thịt có ngon hay không.

Thịt lợn rừng ngon phải đảm bảo các yếu tố như da và lớp lông lợn rừng rất dày từ 15 đến 20cm, có mõm dài cứng để đào đất (khác với lợn nhà vì lợn rừng phải tự tìm thức ăn). Ngoài ra, lợn rừng có bụng thon, chân cao, nếu lợn nuôi lâu còn có cặp nanh hàm dưới rất dài, chìa ra khỏi mồm, cong lên phía mắt - đây là thứ vũ khí lợi hại của lợn rừng để chống lại kẻ thù và cũng là điểm khác biệt lớn so với lợn nhà. Lợn rừng có tai bé hơn lợn nuôi, các lỗ chân lông khá sát, hốc mắt to, chân to chắc.

Món thịt lợn rừng rang sả ngon khó cưỡng

Đặc điểm tiếp theo đó là, các lỗ chân lông khá sát nhau. Da khá dày và cứng giòn không dai. Lớp thịt nạc gần như dính liền vào với da vì lớp mỡ ở giữa rất ít. Da lợn rừng thật hơi sần sùi, thô ráp và không bóng, trơn láng như da của lợn nhà nuôi hoặc lợn lai.

Về màu sắc, lông trên da lợn rừng có màu sắc xám đen nhạt, không có màu hồng như thịt lợn nuôi lấy thịt và trước khi chế biến có mùi hôi đặc trưng. Đặc trưng là bì dày nhưng giòn, không nhão, lớp mỡ ít hoặc hầu như không có.

Vì đặc điểm này nên thịt lợn rừng rất ngọt và thơm so với thịt lợn nuôi. Nấu kiểu gì thì thịt cũng rất ngọt. Bì thịt lợn rừng phải nấu trong vòng 15 – 25 phút thì mới giòn và ăn được.

Trang trại lợn rừng sạch Nghệ An

Địa chỉ: Xóm 1, Tiến Thành, Quỳnh Thắng, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Số điện thoại: 0969.430.999 - 0988.173.678

Giá bán lợn hơi: 150k/kg đến 170k/kg

Hiện tổng trại còn 180 con giao động từ 20kg đến 60 kg

Lưu ý: Trang trại nhận chuyển lợn cho những khách hàng trong tỉnh

Tác giả: Tùng Lâm

Nguồn tin: antt.nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP