Trong nước

Báo động đỏ: Vương quốc bầy đàn đa cấp lan khắp nơi

Sau loạt bài về cuộc sống “bầy đàn” đa cấp ở Thái Bình, Ninh Bình,… độc giả cả nước đã phản ánh bằng hàng nghìn email cho hay, đa cấp đã “mọc” ở khắp các địa phương trong cả nước, dưới mọi hình thức.

Không lâu sau khi khai tử vương quốc bầy đàn bán hàng đa cấp ở Thái Bình, Quảng Ninh chúng tôi nhận được thư kêu cứu của người dân ở Ninh Bình về sự “hồi sinh” của vương quốc bầy đàn bán hàng đa cấp ở đây.

Nhóm phóng viên VTC News đã thâm nhập vào mọi ngóc ngách ở thành phố Ninh Bình, tìm hang ổ bầy đàn của các học viên, chuyên viên đa cấp.

Khi loạt bài vừa được đăng tải, chúng tôi lại nhận thêm được nhiều đơn thư phản ánh từ độc giả ở khắp mọi miền tổ quốc về “vương quốc” này. Hầu hết độc giả đều bày tỏ mong muốn VTC News cùng với các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc, đồng hành với người dân địa phương trong việc khai tử các “hang ổ bầy đàn” này.

Dưới đây là những tỉnh độc giả “tố” vương quốc bầy đàn đa cấp đang ngự trị:

Thanh Hóa

Báo động đỏ: Vương quốc bầy đàn đa cấp lan khắp nơi
Nhà trọ của các học viên Lô Hội ở phường Bích Đào (Ninh Bình)

Một độc giả ở phường Đông Hương (thành phố Thanh Hóa) cho hay, hiện ở khu vực này đang xuất hiện một “vương quốc bầy đàn đa cấp”. Họ ở độ tuổi từ 18 – 25, đều ôm mộng “đổi đời” từ việc tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp này.

Theo phản ánh của độc giả này, cứ rạng sáng hoặc chiều chiều, các thanh niên mặc áo trắng, quần âu, đi giầy tây, trên tay cầm vài cuốn vở lại lũ lượt kéo nhau tới nhà văn hóa Lao Động (thuộc phường Lam Sơn – thành phố Thanh Hóa) dự hội thảo về kinh doanh đa cấp.

Việc tụ tập đông người, tổ chức hội thảo, hội nghị về kinh doanh đa cấp trên là phạm luật khi chưa được sự cho phép của chính quyền địa phương.

Nghệ An

Báo động đỏ: Vương quốc bầy đàn đa cấp lan khắp nơi Đề nghị các ngành chức năng mạnh tay với trò lừa bịp, lôi kéo nhân dân bằng những khát vọng làm giàu viển vông trên. Đã có bao nhiêu gia đình vay nợ chạy theo đa cấp để rồi trắng tay. Báo động đỏ: Vương quốc bầy đàn đa cấp lan khắp nơi
Độc giả Nguyễn Bá Thanh

Độc giả Nguyễn Bá Thanh tiết lộ, số nhà 39C đường Lê Hồng Phong, phường Hưng Bình (thành phố Vinh – Nghệ An) là một cơ sở kinh doanh đa cấp đang càn quấy tỉnh này.

“Đề nghị các ngành chức năng mạnh tay với trò lừa bịp, lôi kéo nhân dân bằng những khát vọng làm giàu viển vông trên. Đã có bao nhiêu gia đình vay nợ chạy theo đa cấp để rồi trắng tay. Thế nhưng, không hiểu sao chúng vẫn có thể hoạt động một cách công khai, rầm rộ như thế? Các ngành chức năng thấy rõ mà vẫn khoanh tay đứng nhìn?”, độc giả Thanh đặt câu hỏi.

Hà Tĩnh

Một độc giả ở Hà Tĩnh chia sẻ, ở thành phố này cũng có nhiều em ở độ tuổi 18, đôi mươi, nhà nghèo, không có tiền học đại học nên ra các thành phố lớn làm thêm, không ngờ dính chàm đa cấp.

“Họ gọi điện lừa bố mẹ rằng đang học nghề này nghề nọ. Gia đình nào cũng vay ngân hàng 10 – 15 triệu đồng để gửi cho các cháu. Tôi từng tới từng gia đình kể trên, nói chuyện với phụ huynh của mấy em này, nhưng lực bất tòng tâm. Chúng còn bảo với bố mẹ, tin báo đài đưa về đa cấp là lừa đảo, là giả dối, ghen ăn tức ở”, độc giả samsam viết.

Hà Nam

Nhiều độc giả khác cho hay, hiện tại Phủ Lý (Hà Nam), đặc biệt khu vực quanh trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam cũng đang có một lượng lớn nhân viên của công ty TNHH thương mại Lô Hội.

Cũng sống “bầy đàn”, đáng lưu ý, sau 9 giờ tối, nhóm học viên này còn rất hay tụ tập ở khu hồ sau trường để thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm “lôi hộ”, bán hàng đa cấp.

Phản ánh tới Báo điện tử VTC News, người dân mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc để giúp các bạn trẻ thoát khỏi mớ bòng bong mà công ty này đang giăng ra.

Vĩnh Phúc

Nguyễn Quang Huy – sinh viên thuộc trường Cao đẳng nghề Việt – Đức (Khu HC 15 – phường Liên Bảo – thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc) mới đây cũng gửi thư về tòa soạn của chúng tôi phản ánh về sự bành trướng của “vương quốc bầy đàn”.

Báo động đỏ: Vương quốc bầy đàn đa cấp lan khắp nơi
Học viên Lô Hội học cách làm giàu trong bóng tối

Trong thư Huy viết: “Theo quan sát và theo dõi của tôi, tập đoàn đa cấp lôi hộ đã cập bến tỉnh Vĩnh Phúc. Địa điểm thuê trọ của họ chủ yếu là làng Bầu, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Có khoảng vài trăm người, chủ yếu tới từ Thanh Hóa, Nghệ An. Họ ăn diện quần đen, áo trắng sơ vin, tay cầm sổ oai như sếp lớn. Khi được hỏi, họ nói đang đi học. Nhưng tôi biết họ thuê phòng ở trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật làm nơi đào tạo kỹ năng bán hàng đa cấp”.

Độc giả này cũng tha thiết đề nghị VTC News và các cơ quan chức năng cùng vào cuộc để xóa sổ “vương quốc” này.

Hòa Bình

Một độc giả khác ở phường Thịnh Lang (Hòa Bình) cho hay, nơi đây cũng đang có hàng trăm học viên Lô Hội ăn ở bầy đàn. Họ thuê một phòng trọ bé tẹo và ăn ngủ tập thể như những gì chúng ta từng được chứng kiến ở Thái Bình.

Hưng Yên

Anh Tuấn (xã Bảo Châu, Hưng Yên) cho biết, tại tỉnh này cũng có nhiều học viên của Công ty TNHH thương mại Lô Hội.

Báo động đỏ: Vương quốc bầy đàn đa cấp lan khắp nơi Các cháu, chủ yếu tới từ Nghệ An, nói dối là đang học sửa chữa điện tử, trực điện thoại lương cao, công việc nhàn hạ, nhưng tôi biết chúng đang dính chàm đa cấp. Báo động đỏ: Vương quốc bầy đàn đa cấp lan khắp nơi
Độc giả Tuấn (ở Hưng Yên)

“Các cháu ở tập thể, rất kham khổ. Các cháu, chủ yếu tới từ Nghệ An, nói dối là đang học sửa chữa điện tử, trực điện thoại lương cao, công việc nhàn hạ, nhưng tôi biết chúng đang dính chàm đa cấp.

Tôi có phân tích cho các cháu hiểu đây chỉ là trò lừa đảo và khuyên các cháu về quê tìm việc khác, nhưng vô ích”, độc giả này chia sẻ.

Bắc Giang

Quang – độc giả ở Việt Yên (Bắc Giang) bức xúc vì học viên Lô Hội ở khu vực này chủ yếu “lừa” sinh viên nghèo.

“Bạn tôi nợ 10 triệu đồng rồi mà chưa dứt ra được bè lũ này. Với sinh viên 10 triệu đồng là lớn lắm”, độc giả Quang viết.

Nam Định

Một người từng suýt dính chàm đa cấp chia sẻ, hiện ở gần khu chợ Hạ Long của tỉnh Nam Định có rất nhiều học viên Lô Hội.

“Vì gần đó có trường đại học điều dưỡng, cao đẳng sư phạm, trung cấp y với hàng nghìn sinh viên nhẹ dạ cả tin nên Lô Hội lấy đó là đại bản doanh. 3 năm trước, tôi từng chứng kiến cảnh người ở gần nhà đánh mất người thân nên may mà không tham gia vào mạng lưới lừa đảo này”, độc giả này chia sẻ.

Thái Nguyên

Nhiều người dân ở Thái Nguyên đã đồng loạt gửi thư về tòa soạn cho biết, hiện nay ở tỉnh này có rất nhiều công ty kinh doanh đa cấp, riêng Lô Hội thì có tới hàng nghìn người.

Báo động đỏ: Vương quốc bầy đàn đa cấp lan khắp nơi
Nồi cơm của các học viên Lô Hội ở Ninh Bình

Ngoài ra, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội…cũng đang là những địa bàn hoạt động của mạng lưới đa cấp này.

Kinh doanh đa cấp, hay còn gọi là kinh doanh đa tầng, kinh doanh theo mạng, là việc bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau.

Thực chất đây là mô hình giống như 1 cái cây, có nhiều tầng, nhiều nhánh. Người tham gia vừa là thành viên của công ty, vừa là khách hàng. Họ sẽ hưởng lợi từ tiền hoa hồng của sản phẩm bán được của họ và những cấp dưới của họ.

Để được thăng cấp, người này phải thiết lập một hệ thống đủ số người cấp dưới theo quy định của từng công ty.

Việc phát triển mô hình này sẽ khiến cho các công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí như nhà kho, bến bãi, các chi phí cho quảng cáo, marketing, chi phí cho các đại lý…Nhờ vậy, phần hoa hồng của các thành viên (tùy theo cấp) khi bán được hàng sẽ cao hơn so với bình thường, phần lợi nhuận của công ty tất nhiên sẽ cao hơn.

Thực tế, mô hình kinh doanh đa cấp đã tồn tại và phát triển ở nhiều quốc gia, ở Việt Nam, mô hình này cũng được pháp luật Việt Nam thừa nhận, nhưng hiện nay lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, hình thức bán hàng đa cấp bất chính xuất hiện rất phổ biến, khiến cho người tiêu dùng rất hoang mang và nói đến đa cấp là người ta nghĩ ngay đến “lừa đảo”.

Liên quan đến biến tướng kinh doanh đa cấp, trong suốt nửa năm qua, Báo Điện tử VTC News đã vào cuộc rốt ráo, tìm những ngóc ngách của loại hình kinh doanh này, qua đó phản ánh cuộc sống “bầy đàn” của học viên Lô Hội tại Thái Bình, cảnh báo người dân về các chiêu thức mê hoặc của đa cấp biến tướng…

Kết quả là công an, UBND tỉnh Thái Bình đã cùng vào cuộc xử lý các sai phạm trong hoạt động, quản lý của Công ty Lô Hội tại Thái Bình. 


Về việc bán hàng đa cấp khiến dân u mê để lại nhiều hậu họa mà VTC News đã phản ánh trong suốt nửa năm qua, nguyên :Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã cho biết Chính phủ đang sửa Nghị định về kinh doanh đa cấp theo hướng sẽ siết chặt hoạt động kinh doanh này.

Trong lúc Nghị định chưa thay đổi, quan điểm của Chính phủ là những ai lợi dụng, làm trái pháp luật, gây tổn hại đến lợi ích chính đáng của người khác thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

Thái độ của Chính phủ là làm rất nghiêm vấn đề này, không bao che, yêu cầu các cơ quan làm nghiêm.

“Tôi  cho rằng có một việc rất quan trọng và nằm trong tay các nhà báo là phải tuyên truyền để làm sao người dân hiểu đúng. Không thể có một món kinh doanh nào mà đem lại lợi nhuận dễ dàng như các lời quảng cáo”, ông Đam nhấn mạnh.

Với cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp là Bộ Công thương, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ Công Thương diễn ra chiều 30/9 tại Hà Nội, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã cho biết, việc quản lý thị trường bán hàng đa cấp đang gặp rất nhiều khó khăn, sắp tới sẽ có nhiều sự thay đổi trong quản lý loại hình bán hàng đa cấp.

Cụ thể, Nghị định 110 về quản lý bán hàng đa cấp sẽ thay đổi việc cấp giấy phép bán hàng đa cấp theo hướng kiểm soát chặt chẽ, trước kia giao cho các địa phương, nay sẽ tập trung đầu mối giao Bộ Công thương cấp giấy phép như loại hình kinh doanh có điều kiện.

“Điều này xuất phát từ thực tế, có nhiều doanh nghiệp đăng kí cấp phép ở một địa phương, nhưng lại hoạt động bán hàng đa cấp ở các thành phố lớn nên việc quản lý, kiểm soát rất khó khăn”, ông Nam nhấn mạnh.

Đặc biệt, sẽ cấm loại hình kinh doanh đa cấp theo kim tự tháp, vì đây là loại hình đầu tư kiểu lừa đảo bất hợp pháp. Những người đầu tư sau như phần gốc, to hơn, nâng phần ngọn là những người đầu tư trước. Những kẻ lừa đảo sẽ dùng tiền của người đầu tư sau trả tiền cho người đầu tư trước, cứ như vậy, chúng thu hút được ngày càng nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, do không có lợi nhuận thực, mô hình này sẽ sụp đổ.

Đồng thời, sẽ nâng mức thuế pháp định của doanh nghiệp lên, mức ký quỹ nâng lên 5 tỉ đồng và bằng tiền mặt (trước đây quy định ký quỹ 1 tỉ đồng thông qua bảo lãnh ngân hàng hoặc thế chấp bằng tài sản).

Theo thông tin của Cục Quản lý cạnh tranh, từ trước đến nay, Việt Nam đã có hơn 90 doanh nghiệp đăng kí bán hàng đa cấp nhưng hiện chỉ còn 61 doanh nghiệp đang hoạt động. 3 doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép.

Chúng tôi sẽ tiếp tục hành trình khai tử vương quốc này.

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP