Sự kiện 2016

10 bộ phim là thảm họa phòng vé năm 2016

“Điệp viên Snowden” của Gordon-Levitt lỗ 6 triệu USD trong khi “Free State of Jones” của Matthew McConaughey lỗ tới một nửa ngân sách, theo Forbes.

Masterminds

Kinh phí: 25 triệu USD
Doanh thu: 29 triệu USD

10-bo-phim-la-tham-hoa-phong-ve-nam-2016

Phim hài quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng Zach Galifianakis, Kristen Wiig và Owen Wilson. Theo Variety, hãng sản xuất Relativity gặp khủng hoảng tài chính nên phải dời ngày chiếu phim lại hơn một năm.

Với câu chuyện xoay quanh một người trung niên chán nản cuộc sống và trở thành tội phạm, đạo diễn Jared Hess không thể lặp lại thành công như phim trước đó của ông là Napoleon Dynamite. Con số 29 triệu USD không đủ bù vào tổng ngân sách khi cộng vào các chi phí cho diễn viên, quảng bá và phát hành. Cây bút Peter Travers của Rolling Stone nhận xét phim thất thu vì thiếu mọi tình huống hài hước cần có.

Snowden

Kinh phí: 40 triệu USD
Doanh thu: 34 triệu USD

10-bo-phim-la-tham-hoa-phong-ve-nam-2016-1

“Ông hoàng phim chính luận” Oliver Stone tái xuất với câu chuyện về cuộc đời điệp viên phản bội nước Mỹ – Edward Snowden. Phim thể hiện cái nhìn đồng cảm với hành động của Snowen đồng thời phanh phui việc các cơ quan chính phủ giám sát người dân. Nam chính Joseph Gordon-Levitt được đánh giá cao nhưng tổng thể tác phẩm không có gì nổi trội so với Citizenfour – phim tài liệu về Snowden từng đoạt giải Oscar. Việc ra mắt cùng lúc với Blair WitchBridget Jones’s Baby cũng khiến Snowden lỗ sáu triệu USD ở Mỹ.

* Joseph Gordon-Levitt diễn xuất trong “Snowden”

The Brothers Grimsby

Kinh phí: 35 triệu USD
Doanh thu: 28 triệu USD

10-bo-phim-la-tham-hoa-phong-ve-nam-2016-2

Sacha Baron Cohen hóa thân thành một tên du đãng hợp tác với người anh trai là điệp viên trong một phi vụ phá án. Diễn xuất của tài tử hài người Anh bị đánh giá là xuống phong độ so với các phim nổi bật trước đây như Borat hay Bruno. Sự tham gia của nhiều tên tuổi nổi bật gồm Mark Strong, Isla Fisher hay Penélope Cruz cũng không cứu vãn nổi doanh thu khi The Brothers Grimsby mở màn chỉ với 3,3 triệu USD ở Bắc Mỹ. Trên trang Variety, giám đốc hãng phát hành Sony thừa nhận kết quả của phim không đáp ứng được kỳ vọng.

Whiskey Tango Foxtrot

Kinh phí: 35 triệu USD
Doanh thu: 24 triệu USD

10-bo-phim-la-tham-hoa-phong-ve-nam-2016-3

Cựu ngôi sao của Saturday Night Live – Tina Fey – là nhà sản xuất kiêm đóng chính trong tác phẩm tâm lý tiểu sử dựa trên cuốn hồi ký The Taliban Shuffle: Strange Days in Afghanistan and Pakistan của Kim Barker. Cốt truyện kể về một phóng viên chiến trường lạc quan và vui tính. Dù đã đưa không khí hài hước vào bối cảnh chiến tranh khắc nghiệt, phim vẫn kén khán giả dù chất lượng không tệ (được chấm 68% trên Rotten Tomatoes). Sau khi ra rạp, tác phẩm lỗ tới 11 triệu USD ngân sách.

Keeping Up with the Joneses

Kinh phí: 40 triệu USD
Doanh thu: 29 triệu USD

10-bo-phim-la-tham-hoa-phong-ve-nam-2016-4

Đây là thảm họa phòng vé thứ hai trong cùng năm của ngôi sao hài – Zach Galifianakis – sau Masterminds. Keeping Up with the Joneses xoay quanh cuộc sống rắc rối của một cặp tình nhân vùng ngoại ô khi họ tình cờ phát hiện hàng xóm là điệp viên. Tác phẩm nhận đánh giá tiêu cực từ đa số giới phê bình và mất hút khi ra mắt vào tháng 10. Với riêng đạo diễn Greg Mottola, đây là bước lùi trong sự nghiệp của ông sau vài phim ấn tượng như Superbad hay Adventureland.

Ratchet & Clank

Kinh phí: 20 triệu USD
Doanh thu: 11 triệu USD

10-bo-phim-la-tham-hoa-phong-ve-nam-2016-5

Dự án hoạt hình chuyển thể từ trò chơi cùng tên, xoay quanh hai anh hùng bất đắc dĩ chiến đấu chống lại một tên thuyền trưởng muốn chiếm cả ngân hà. Ngốn đến 20 triệu USD chi phí sản xuất nhưng phim chỉ thu về 13 triệu USD trên toàn cầu. Chất lượng hoạt họa tầm thường khiến tác phẩm chìm nghỉm giữa nhiều bom tấn đình đám của Pixar hay Illumniation trong năm nay.

Pride and Prejudice and Zombies

Kinh phí: 28 triệu USD
Doanh thu: 16 triệu USD

10-bo-phim-la-tham-hoa-phong-ve-nam-2016-6

Tác phẩm của đạo diễn Burr Steers có phong cách tương đối lập dị khi kết hợp chủ đề zombie vào câu chuyện Pride and Prejudice – tiểu thuyết lãng mạn kinh điển của nhà văn Jane Austen. Đáng tiếc, kịch bản chưa tạo ra đủ sức hấp dẫn để lôi kéo khán giả đến rạp. Cách ráp nối giữa hai đề tài vẫn còn khá hời hợt. Ngoài ra, lũ xác sống của phim PG-13 (hạn chế trẻ em dưới 13 tuổi) quá hiền lành nên không đáp ứng được thị hiếu của người xem yêu thích thể loại kinh dị.

* Video các cảnh kinh dị trong “Pride and Prejudice”

Popstar: Never Stop Stopping

Kinh phí: 20 triệu USD
Dooanh thu: 9,5 triệu USD

10-bo-phim-la-tham-hoa-phong-ve-nam-2016-7

Popstar: Never Stop Stopping thuộc dòng phim giả tài liệu giễu nhại, kể về một ca sĩ nhạc Rap cố vực dậy hình ảnh sau thất bại của một album. Nhiều chi tiết mỉa mai giới nghệ sĩ biểu diễn Bắc Mỹ được lồng ghép khéo léo vào mạch phim. Dù được giới phê bình đánh giá tích cực, tác phẩm bị khán giả thờ ơ khi ra mắt hồi tháng 6, cùng ngày với Me Before YouTeenage Mutant Ninja Turtles: Out of the Shadow. Kết thúc quá trình công chiếu, phim thu về chưa được một nửa kinh phí đầu tư.

Free State of Jones

Kinh phí: 50 triệu USD
Doanh thu: 25 triệu USD

10-bo-phim-la-tham-hoa-phong-ve-nam-2016-8

Chuyện phim lấy cảm hứng từ sự kiện lịch sử ở bang Mississippi thời Nội chiến Mỹ, dù các tình tiết cụ thể trong tác phẩm được hư cấu hóa. Nhân vật chính kể về một cuộc khởi nghĩa nông dân ở miền Nam nước Mỹ thế kỷ 19. Diễn xuất của Matthew McConaughey trong vai chính được khen ngợi, nhưng tổng thể phim khá cứng nhắc khi mô tả các sự kiện lịch sử. Với đề tài Nội chiến Mỹ, Free State of Jones cũng không thể hấp dẫn khán giả thế giới. Đây là bom xịt nhất năm nay khi lỗ tới 25 triệu USD. Ngoài Bắc Mỹ, tác phẩm chỉ thu về bốn triệu USD.

Max Steel

Kinh phí: 10 triệu
Doanh thu: 4,4 triệu USD

10-bo-phim-la-tham-hoa-phong-ve-nam-2016-9

Đây là phim siêu anh hùng kinh phí thấp, dựa trên dòng đồ chơi của Mattel, do đạo diễn Stewart Hendler thực hiện. Theo cốt truyện, cậu bé 16 tuổi Max hấp thu siêu năng lực khi kết hợp với người bạn đồng hành ngoài hành tinh Steel, qua đó trở thành người hùng Max Steel. Giữa một năm với quá nhiều bom tấn siêu anh hùng như Batman v Superman, Captain America: Civil War, Max Steel không thu hút được sự quan tâm tại phòng vé bởi kịch bản nhạt nhòa và nhân vật chính không độc đáo. Với số điểm tệ hại 0% trên Rotten Tomatoes, tác phẩm thất bại toàn tập trên cả hai mặt trận chất lượng và doanh thu.

Ân Nguyễn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP