Địa phương triển khai quyết liệt
Chia sẻ thông tin với Đất Việt, ngày 14/8, ông Trần Quang Tuấn – Phó GĐ Sở GTVT Hà Tĩnh cho biết: “Hiện nay, các trạm cân trên địa bàn tỉnh đang thực hiện rất hiệu quả, đặc biệt tỉnh đã phải thành lập tổ giám sát bao gồm Thanh tra giao thông, CSGT, đăng kiểm, tổ này thực hiện kiểm tra lưu động trên các địa bàn của tỉnh”.
Đồng tình quan điểm của ông Tuấn, ông Trần Hồng Kỳ – Giám đốc Sở GTVT Nghệ An cũng chia sẻ: “Chúng tôi vẫn triển khai rất rộng, rất quyết liệt việc siết chặt xe quá tải trong thời gian vừa qua và đã đạt được những hiệu quả nhất định”.
Bên cạnh đó, theo chia sẻ của ông Tuấn thì tại thời điểm này Hà Tĩnh đã chỉ đạo tổ kiểm tra này thực hiện ráo riết hơn, đặc biệt là tuyến đường QL12C và QL1 ngắn là 2 tuyến đường có các mỏ vật liệu xung quanh.
Trước câu chuyện, cứ xử xong, thì lại tiếp tục xuất hiện xe quá tải, ông Tuấn khẳng định: “Xử lý nhưng vẫn vi phạm đó là điều tất yếu, vi phạm nhiều ngay cả QL1. Về phía tỉnh Hà Tĩnh, sắp tới chúng tôi ban hành 1 chỉ thị, yêu cầu kể cả các cấp huyện cũng quản lý trọng tải trên tuyến đường thuộc địa bàn của mình, còn tỉnh thì quản lý hệ thống đường quốc lộ và đường liên tỉnh”.
Điều đáng nói, theo ông Tuấn là không phải chỉ đơn thuần mỗi lực lượng Thanh tra giao thông mà còn cả CSGT, lực lượng đăng kiểm thì mới đồng bộ, phủ kín mạng lưới kiểm soát được, giờ mình làm chỗ này nhưng còn chỗ khác, có nghĩa là vẫn chưa được khép kín.
Địa phương đồng loạt bắt xe hồ vồ |
Trước khó khăn của những ngày qua, đặc biệt xử lý triệt để xe quá hổ vồ, ông Tuấn cho hay: “Muốn xử lý triệt để thì cần sự vào cuộc đồng bộ từ Thanh tra giao thông, CSGT, công an rồi các lực lượng công an huyện, như vậy mới triệt để được”.
Cần có thời gian mới triệt để?
Đồng tình với quan điểm xử lý chủ đầu tư của Bộ GTVT, ông Tuấn nhìn nhận: “Tôi thấy việc cần làm nhất hiện nay là làm tốt khâu đăng kiểm, đây là việc cần làm nghiêm.”
Bên cạnh đó, có xu hướng đang tồn tại ở thông tư 32 thì xem như không còn có đất cho xe tải dụng võ nữa, các loại xe hổ vồ bắt được thì phải bắt tháo dỡ về đúng thùng nguyên bản thì mới cơ bản khống chế được, nếu không thì đó còn là một cuộc chiến cam go.
Trải qua hơn 3 tháng kể từ ngày ra quân sát sao vụ đăng kiểm xe, bắt xe hổ vồ, ông Tuấn khoe thành quả đạt được là: “Số lượng xử lý xe hổ vồ rất nhiều, riêng tuyến đường QL12C, chỉ có hơn chục ngày mà có 8 trạm chốt, hơn chục xe bị bắt, tuy nhiên đối với xe đường ngắn nó có phức tạp hơn”.
Lúc này rất cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan, lãnh đạo. Bởi diễn biến ngày càng phức tạp: “Khi thực thi nhiệm vụ thì nó lại chở đúng tải trọng hoặc không chở hàng hóa, như vậy nó đối phó bằng cách tiêu cực, không có mặt thì chở quá tải trọng. Có nghĩa nếu muốn thực hiện hiệu quả thì phải tốt thường xuyên, ngăn chặn mới hiệu quả, rời đi thì lại vi phạm”.
Ông Kỳ cũng cho rằng, mọi chuyện cứ để dần dần sẽ ổn định. Đương nhiên, câu chuyện của lãnh đạo xử lý thì nó phải hiệu quả, còn vấn đề tắc đường thì nó không nằm trong lĩnh vực của người đứng dầu.
Ông Kỳ phân tích rõ, nếu theo thông tư 32 thì hiện nay, đối với loại xe hổ vồ Nghệ An còn 1400 xe. Vì vậy mà trách nhiệm xử lý sẽ thuộc chủ đầu tư sử dụng xe này, nên chủ đầu tư rất quan trọng.
Xe quá tải hoành hành, Thứ trưởng trăn trở
Theo Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia sơ kết 6 tháng đầu năm 2014, mặc dù lực lượng thanh tra đã tập trung mật phục 24/24 giờ trong ngày, bắt giữ tại chỗ nhiều trường hợp xe quá tải từ 100 – 150% tải trọng trên các tuyến QL nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn.
Ngày 24/7, lực lượng liên ngành thanh tra Hà Tĩnh đã chặn bắt 6 xe bồn chở quá tải đi hướng Nam Định, Nghệ An. Qua kiểm tra, 6 xe biển kiểm soát (BKS) 18R 00042, 18C 03227, 18C 02663, 18C 00019, 36C 05931… đều chở xi măng của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Vicem) vượt quá tải trọng cho phép. Những xe này ngay lập tức bị buộc di chuyển về bến xe Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) để lập biển bản xử lý.
Trước đó, ngày 14/8, trước sự chứng kiến của ông Hoàng Phú Hiền, Phó giám đốc Sở GTVT Nghệ An, cùng lúc có 3 xe hổ vồ chở đầy sạn cùng 1 xe đầu kéo chở xi măng chạy sát nhau, nhấn ga hùa nhau vượt qua trạm cân.
Dù lực lượng chức năng thổi còi, ra tín hiệu yêu cầu dừng xe nhưng 2 chiếc ‘Hổ vồ’ cùng xe đầu kéo đã vượt qua được và bỏ chạy. Chiếc hổ vồ đã bị giữ lại và đưa vào khu vực cân trọng tải.
Bản thân ông Lê Đình Thọ – Thứ trưởng Bộ GTVT cũng nhìn nhận, chúng ta đã vào cuộc xử lý nhưng chưa triệt để. Bởi vì, theo ông Thọ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trước hết là do ý thức trách nhiệm của mỗi người thực thi công vụ chưa hết mình, chưa nghiêm nên hiệu quả chưa cao.
Điều cần nhất hiện nay là thống nhất sự quản lý, nhiều tỉnh, thành các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng đã nhắc nhở đồng chí lãnh đạo địa phương tham gia quản lý. Vấn đề bây giờ là nâng cao trách nhiệm của các cấp các ngành, để vào cuộc cùng nhau, phải thống nhất hành động thì mới có hiệu quả tích cực.
Trong thời gian tới nếu chưa có hiệu quả thì sẽ xem xét trách nhiệm của tất cả các lãnh đạo của từng tỉnh.
Thanh Huyền