Nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới ở xã miền núi Kỳ Lâm

Một số mô hình kinh tế ở Kỳ Lâm

Phát huy tiềm năng lợi thế của 1 xã miền núi, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền xã Kỳ Lâm đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bà con nhân dân tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế. Bằng việc xây dựng các mô hình vừa góp phần giải quyết việc làm, vừa nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân.

Một số mô hình kinh tế ở Kỳ Lâm

        Chăn nuôi gia súc, gia cầm vốn không còn lạ đối với bất cứ hộ nông dân nào nhưng chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì không phải nơi nào, gia đình nào cũng làm được. Cách đây hơn 2 năm, gia đình ông Phạm Khắc Sơn -ở thôn Kim Hà –xã Kỳ Lâm đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư mô hình nuôi gà thả vườn. Nhờ học hỏi được kinh nghiệm cũng như mạnh dạn đầu tư nguồn vốn, xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín nên mô hình chăn nuôi gà của gia đình ông đã trở thành một trong những mô hình kiểu mẫu ở xã Kỳ Lâm. Bình quân mỗi năm, gia đình ông xuất chuồng 3 lứa với hơn 3.000 con gà thịt. Sau khi trừ các khoản chi phí, ông còn cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Qua phát triển mô hình chăn nuôi gà theo hướng trang trại không chỉ góp phần giải quyết việc làm mà còn góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình.

          Không chỉ mạnh dạn trong phát triển chăn nuôi, nhiều hộ gia đình ở xã Kỳ Lâm còn nắm bắt nhu cầu thị trường, mạnh dạn trong sản xuất, kinh doanh. Đối với gia đình chị Đặng Thị Hà- trước đây là một gia đình có hoàn cảnh khó khăn song nhờ ý chí, nghị lực vươn lên, chị Hà đã xây dựng th ành công mô hình sản xuất mây xuất khẩu. Nhờ có vốn trong tay, chị đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, thu mua hàng chục tấn mây nguyên liệu của bà con nhân dân quang vùng, giải quyết việc làm cho hơn 40 lao động ở địa phương.

Mô hình chế biến mây xuất khẩu
        Xác định cây ăn quả là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, ông Trần Văn Đình đã mạnh dạn  khai hoang, phục hóa  để  trồng cây ăn quả. Trong đ ó, chủ yếu là cây quýt  bản địa và cây quýt ngọt. Nhờ áp dụng đúng quy trình khoa học kỷ thuật, trồng theo quy mô tập trung nên cây quýt phát triển tốt. Qua thực tế nhiều năm trồng cây quýt cho thấy; Ngoài cây quýt bản địa thì cây quýt ngọt cũng là loại cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu thổ nhưỡng ở nơi đây. Sau khi trừ các khoản chi phí, bình quân mỗi năm gia đình ông còn thu về hơn 100 triệu đồng, nếu so sánh với cây trồng khác trên cùng diện tích thì trồng quýt hiệu quả cao hơn nhiều. Sau hơn 3 năm triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã Kỳ Lâm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò chủ thể của người dân trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tập trung huy động mọi nguồn lực để động viên khuyến khích bà con nhân dân khai thác tiềm năng thế mạnh của một xã miền núi để phát triển kinh tế. Nhờ có chủ trương đúng, cách làm hay nên bà con nông dân xã Kỳ Lâm đã đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, áp dụng khoa học kỷ thuật xây dựng nhiều mô hình kinh tế, mở ra hướng đi mới cho bà con nhân dân. Đến thời điểm này, xã Kỳ Lâm đã xây dựng được 21 mô hình kinh tế. trong đó, có 3 mô hình đạt tiêu chí cấp huyện, 18 mô hình cấp xã. Tiêu biểu như mô hình chăn nuôi gà của ông Phạm Khắc Sơn, trồng cây ăn quả của ông Phạm Văn Đình, làm mây xuất kh ẩu của chị Phạm Thị Hà, nuôi lợn theo hướng liên kết của ông Nguyễn Viết Hừng… Có được thành quả đó, trước hết phải khẳng định sự nhạy bén của cấp uỷ Đảng, chính quyền xã Kỳ Lâm trong việc vận động nhân dân xây dựng các mô hình kinh tế, đưa lại giá trị hiệu quả kinh tế cao. Trao đổi với chúng tôi; Ông Nguyễn Xuân Thắng- Bí thư Đảng uỷ xã Kỳ Lâm cho biết; Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, căn cứ vào nghị quyết của ban chấp hành đảng bộ xã để tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mạnh dạn xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng đa cây, đa con. Đồng thời, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật, nhằm giúp bà con nông dân học tập những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để bà con tự tin bước vào sản xuất. Đồng thời, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã luôn đồng hành, sát cánh cùng với bà con để kịp thời hổ trợ, động viên giúp bà con xây dựng các mô hình kinh tế với mục tiêu đưa đời sống của bà con nhân dân ngày càng đi lên, bắt nhịp với chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong toàn huyện.”
          Với những định hướng, giải pháp sát thực, phát triển các mô hình kinh tế nâng cao thu nhập cho bà con nông dân sẽ trở thành 1 trong những tiền đề để Kỳ Lâm tập trung khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của 1 xã miền núi, phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí, đưa xã về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình đã đề ra./.

Tác giả bài viết: Mạnh Hải- Phạm Tuấn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP